Theo báo cáo của The Economist Intelligence Unit đầu năm nay, New Zealand 3 năm liên tiếp dẫn đầu khối các nước nói tiếng Anh và liên tục nằm trong top 3 thế giới về chỉ số giáo dục chuẩn bị cho tương lai.
Theo bà Nguyễn Thị Kim Chi, Giám đốc SiPM Education, sinh viên tốt nghiệp từ các trường đại học tại New Zealand được nhiều nhà tuyển dụng đánh giá cao không chỉ về kiến thức chuyên môn, mà còn cả sự tự tin, tính sáng tạo và tư duy phản biện, mở ra cơ hội việc làm tốt hơn trên toàn cầu.
Người trẻ theo học các trường trung học phổ thông tại New Zealand cũng có nhiều cơ hội vươn ra với thế giới nhờ hệ thống NCEA (Chứng chỉ giáo dục quốc gia New Zealand). Các em học sinh sẽ học theo hệ thống tín chỉ và được chọn môn theo sở thích, định hướng nghề nghiệp. Nhờ vậy, các em tự tin hơn sau khi tốt nghiệp trung học, có thể nối tiếp vào những trường đại học ở New Zealand hoặc tiếp tục phát triển sự nghiệp tại các nước như Anh, Mỹ, Australia...
Các bạn trẻ theo học THPT tại New Zealand có nhiều cơ hội vươn ra với thế giới nhờ hệ thống NCEA. Ảnh: Auckland Grammar School |
Theo Cơ quan Xúc tiến Thương mại và Đầu tư New Zealand, công nghệ là một trong ba ngành xuất khẩu lớn nhất của New Zealand, đồng thời là công cụ hỗ trợ đắc lực thúc đẩy giáo dục đạt đến trình độ cao. Một ví dụ điển hình là từ năm 2018, môn Công nghệ số (CNS - Digital Technology) được đưa vào chương trình tiểu học thay vì trung học nhằm đảm bảo thế hệ trẻ đều sử dụng thành thạo công nghệ, thay vì dừng lại ở mức am hiểu.
Hiện nay, Đại học Waikato có chương trình cử nhân Công nghệ thông tin với nhiều chuyên ngành độc đáo như Nghiên cứu tương tác giữa con người và máy tính, Kỹ sư phần mềm hay An ninh mạng… thuộc top đầu thế giới. Ngành công nghệ thông tin tại New Zealand được đào tạo từ bậc đại học lên đến tiến sĩ với mức lương trung bình của ngành khoảng 83.000 NZD/năm. Đây là bước khởi đầu tốt với những bạn trẻ đam mê ngành học này.
Sinh viên theo học ngành công nghệ ở New Zealand có nhiều cơ hội nghề nghiệp. Ảnh: ĐH Waikato |
Trong lĩnh vực phát triển bền vững, Đại học Otago có chương trình thạc sĩ ngành Quản lý môi trường, Khoa học và Công nghệ Thực phẩm. Đây đều là những ngành có tiềm năng phát triển lớn trong tương lai.
Theo SiPM Education, dù chọn trường đại học nào của New Zealand, bạn cũng sẽ có nhiều cơ hội để phát triển con đường tương lai, vì cả 8 trường đại học của New Zealand nhiều năm liền đều nằm trong top 3% trường đại học tốt nhất thế giới (theo bảng xếp hạng QS Ranking).
Cả 8 trường đại học của New Zealand nhiều năm liền nằm trong top 3% trường đại học tốt nhất thế giới. Ảnh: ĐH Otago |
Bà Nguyễn Thị Kim Chi cũng cho hay, học tập với tư duy phát triển bền vững giúp thế hệ trẻ có trách nhiệm hơn với cuộc sống, vừa xây dựng nền kinh tế nước nhà vững mạnh, vừa có những giải pháp chung tay khắc phục các vấn đề ô nhiễm, an sinh toàn cầu.
Bên cạnh 8 trường đại học công lập, New Zealand còn có 16 học viện kỹ nghệ (ITPs) và hơn 500 cơ sở giáo dục tư nhân chuyên đào tạo hàng trăm ngành nghề mang tính thực tiễn cao, bằng cấp được công nhận toàn cầu như Southern Institute of Technology (SIT) hay Study Group.
Nhờ mối liên kết chặt chẽ giữa các cơ sở giáo dục với nhiều công ty và nhà tuyển dụng New Zealand, cùng sự hỗ trợ và tạo điều kiện của Chính phủ, các khoá học tại những cơ sở giáo dục được cập nhật kiến thức cùng kỹ năng thực hành.
Điều này giúp sinh viên sẵn sàng làm việc ngay sau khi tốt nghiệp. Sinh viên theo học các chương trình nghề vẫn có thể học tiếp để lấy bằng cử nhân, thạc sĩ và tiến sĩ.
Bên cạnh đại học, sinh viên quốc tế vẫn còn một lựa chọn là học viện kỹ nghệ. Ảnh: trường SIT |
Mỗi năm, xứ sở kiwi thu hút hơn hàng trăm nghìn sinh viên đến từ hơn 180 quốc gia khác nhau, trong đó có Việt Nam. New Zealand là quốc gia đầu tiên trên thế giới luật hóa Bộ quy chế Bảo trợ và Chăm sóc du học sinh (Pastoral Care of International Students), nêu rõ những tiêu chuẩn mà các trường ở New Zealand cần tuân thủ để đảm bảo du học sinh được cung cấp thông tin đầy đủ, luôn được an toàn và được chăm sóc tận tình.
Chính sách hiện tại của New Zealand còn tạo điều kiện cho sinh viên quốc tế sau khi tốt nghiệp tại đây có thể ở lại tìm và làm việc 1-3 năm, tùy chương trình học.
Ví dụ, đối với bậc cử nhân (level 7) trở lên, thời gian được cấp thị thực làm việc sau tốt nghiệp (post-study work visa) là 3 năm. Điều này cho phép du học sinh có cơ hội tiếp cận với nền kinh tế hiện đứng thứ 3 thế giới về môi trường kinh doanh cởi mở.
Hiện nay, có khoảng 2.700 sinh viên Việt Nam đang theo học tại xứ sở Kiwi và đặc biệt, số lượng học sinh theo học tại các trường trung học New Zealand tăng trưởng mạnh trong những năm gần đây.
Được sự hỗ trợ của Cơ quan Giáo dục New Zealand (ENZ), SiPM Education kết hợp cùng các trường đại học, cao đẳng, trung học hàng đầu của New Zealand tổ chức cuộc thi tranh biện bằng tiếng Anh “New Zealand - Open to the New" cho học sinh các trường trung học tại Việt Nam.
Cuộc thi nhằm tăng cường sự hiểu biết của học sinh Việt Nam về đất nước, con người, văn hóa, cũng như nền giáo dục hàng đầu thế giới của New Zealand. Đây cũng là hoạt động hướng đến 45 năm kỷ niệm quan hệ ngoại giao Việt Nam - New Zealand.
Thông tin chi tiết về cuộc thi được đăng tải tại đây.