Diện tích trồng thanh long ở Bình Thuận giảm hơn 1.350 ha
Theo ông Phan Văn Tấn - Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Bình Thuận, tính đến tháng 6/2023, tỉnh Bình Thuận có 26.429 ha thanh long, diện tích này đã giảm 1.359 ha so với cuối năm 2022. Việc sản xuất thanh long trên địa bàn tỉnh chủ yếu là nhỏ lẻ, tỷ lệ hộ sản xuất thanh long có quy mô dưới 2 ha chiếm 84,9%. Toàn tỉnh chỉ có khoảng 200 trang trại, hộ sản xuất thanh long với diện tích từ 10 - 20 ha.
Vườn thanh long ở Phan Thiết - Bình Thuận
Cũng theo ông Tấn, tính đến nay, toàn tỉnh có 36,7% diện tích thanh long được chứng nhận GAP và tương đương, trong đó diện tích được chứng nhận VietGAP là 9.037 ha, chiếm 34,2%. Còn diện tích được chứng nhận GlobalGAP là 453 ha, chiếm 1,7% diện tích thanh long của tỉnh Bình Thuận.
Theo đánh giá của các cơ quan chức năng tỉnh Bình Thuận, thanh long Bình Thuận hiện đã có mặt ở hầu hết các thị trường trong nước, trong đó tập trung nhiều ở khu vực các tỉnh phía Bắc, TP.HCM và các tỉnh duyên hải miền Trung. Trong năm 2022, xuất khẩu thanh long chính ngạch của tỉnh qua các nước Canada, Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan, Singapore… đạt 7,79 triệu USD, tương đương 6.607 tấn thanh long tươi; xuất khẩu bằng hình thức biên mậu là 423.661 tấn thanh long tươi.
Tại buổi làm việc, ông Nguyễn Văn Mười - Phó Trưởng cơ quan phụ trách phía Nam, Hội Làm vườn Việt Nam cho biết, Việt Nam có diện tích và sản lượng thanh long lớn hàng đầu châu Á và là nước xuất khẩu thanh long lớn nhất thế giới.
Giá trị xuất khẩu thanh long của Việt Nam cũng tăng liên tục, từ hơn 57 triệu USD năm 2010, tăng lên hơn 483 triệu USD vào năm 2015 và đạt 1,25 tỷ USD năm 2019.
Ông Nguyễn Văn Mười cho rằng, thanh long là loại trái cây có kim ngạch xuất khẩu đứng đầu liên tục 10 năm qua, cao hơn cả một số mặt hàng nông sản xuất khẩu truyền thống của Việt Nam như chè, hạt tiêu…
Tuy nhiên, trong nhiều năm qua thanh long vẫn là loại trái cây luôn gặp nhiều khó khăn trong khâu tiêu thụ do phụ thuộc phần lớn vào một vài thị trường xuất khẩu.
Đặc biệt là từ năm 2020 đến nay, kim ngạch xuất khẩu cho đến diện tích sản xuất thanh long đang có chiều hướng giảm sâu. Cụ thể: năm 2020 diện tích sản xuất 65,533ha. Sang năm 2021 diện tích còn 64,663ha, năm 2022 diệc tích còn 55,040ha (giảm hơn 10,493ha). Về kim ngạch xuất khẩu, năm 2020 đạt 1,12 tỷ USD, năm 2021 đạt 998 triệu USD, năm 2022 kim ngạch xuất khẩu thanh long chỉ đạt 632,6 triệu USD, giảm 38,7% so với năm 2021 và giảm 49,3% so với mức đỉnh năm 2019.
Nguyên nhân một phần do Trung Quốc thực hiện chính sách Zero covid, kiểm soát chặt hàng hoá nhập khẩu, đồng thời vài năm trở lại đây, diện tích trồng thanh long ở Trung Quốc đã tăng "thần tốc" và chạm mốc 67.000 ha với sản lượng khoảng 1,6 triệu tấn vào năm 2021, Ấn Độ đang lên kế hoạch phát triển 50,000ha Thanh Long…
Giải pháp phát triển bền vững
Tại buổi làm việc, các đại biểu đã tập trung thảo luận những giải pháp tổng thể để phát triển thanh long bền vững trong thời gian tới. Theo đó, quan điểm, nhận thức từ người sản xuất, hợp tác xã, doanh nghiệp kinh doanh, xuất khẩu thanh long, chiến lược, kế hoạch phát triển thanh long bền vững…
Đặc biệt là lợi ích của nông dân khi trồng thanh long và vai trò của cơ quan quản lý Nhà nước, công tác tuyên truyền; xây dựng thương hiệu thanh long trong nước và nước ngoài.
Trong thời gian qua cây thanh long của nước ta vẫn chưa phát triển bền vững, giá cả không ổn định, phụ thuộc lớn vào một vài thị trường xuất khẩu, người tiêu dùng trong nước ít quan tâm sử dụng loại trái cây này trong khi thanh long là loại trái cây có thế mạnh của Việt Nam với diện tích sản xuất lớn.
Nhằm đánh giá hiện trạng sản xuất thanh long trên địa bàn tỉnh Bình Thuận và các tỉnh/thành trên cả nước, ông Nguyễn Văn Mười cho biết, cần tuyên truyền, phổ biến mạnh hơn về cơ hội, thách thức của ngành thanh long Việt Nam đó là: Xác định được nhu cầu của thị trường trong nước và xuất khẩu; Năng lực sản xuất và sản lượng thanh long hiện có của Việt Nam…
Định hướng phát triển thanh long trên địa bàn tỉnh Bình Thuận đến năm 2030
Vừa qua, ông Nguyễn Hồng Hải - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận đã chủ trì cuộc họp nghe Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Bình Thuận báo cáo Đề án phát triển thanh long trên địa bàn tỉnh đến năm 2030.
Tham dự cuộc họp có lãnh đạo một số Sở, ngành và địa phương liên quan, Hiệp hội Thanh long Bình Thuận và các doanh nghiệp chế biến thanh long trên địa bàn tỉnh Bình Thuận.
Ông Nguyễn Hồng Hải - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận phát biểu.
Mục tiêu của Đề án là phát triển ổn định diện tích trồng cây thanh long, nâng cao giá trị, duy trì và phát huy thương hiệu thanh long Bình Thuận.
Theo đó, phát triển thanh long theo hướng hữu cơ, du lịch trải nghiệm vườn thanh long; sản xuất đa giá trị, quy mô lớn, đảm bảo chất lượng, bảo quản nông sản hiện đại, có giá trị gia tăng cao, gắn kết chặt chẽ với thị trường trong và ngoài nước, góp phần tạo việc làm, thu nhập cao, tăng giá trị xuất khẩu, phát triển kinh tế - xã hội.
Cụ thể, đến năm 2030, diện tích cây thanh long của tỉnh Bình Thuận là 30.000 ha, năng suất bình quân đạt 22 tấn/ha, sản lượng đạt 660.000 tấn/năm.
Tỷ lệ giá trị sản phẩm được sản xuất dưới các hình thức hợp tác, liên kết đạt khoảng 60%. Tỷ lệ diện tích cây thanh long áp dụng quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (VietGAP và tương đương) khoảng 75% và trên 4,16% diện tích thanh long sản xuất theo hướng hữu cơ. Tỷ lệ diện tích được tưới tiên tiến, tiết kiệm nước 70%.
Đẩy mạnh kim ngạch xuất khẩu chính ngạch trái thanh long tăng bình quân khoảng 5%/năm. Đầu tư nhà máy chế biến các sản phẩm từ thanh long.
Ông Nguyễn Hồng Hải - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận cho rằng, Đề án phát triển thanh long trên địa bàn tỉnh đến năm 2030 được nhiều người quan tâm nên yêu cầu Sở Nông nghiệp và PTNT tiếp thu ý kiến của các đại biểu dự họp, hoàn chỉnh Đề án phát triển thanh long trên địa bàn tỉnh đến năm 2030 trình UBND tỉnh xem xét trong thời gian tới.
Bà con nông dân tỉnh Bình Thuận thu hoạch thanh long.
Trong đó, tập trung đánh giá hiện trạng cây thanh long hiện nay trên địa bàn tỉnh về diện tích, giống, sản lượng, thị trường tiêu thụ, sâu bệnh trên cây thanh long và thuốc trừ sâu, chế biến và các sản phẩm chế biến từ thanh long.
Ông Nguyễn Hồng Hải cũng yêu cầu Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Bình Thuận nêu rõ, trong Đề án các giải pháp phát triển giống thanh long ruột trắng, đỏ; phân vùng trồng; cụ thể hóa các nội dung chuyển đổi số; hỗ trợ cho các doanh nghiệp chế biến thanh long; phát triển thị trường truyền thống và thị trường mới…
Riêng Hiệp hội Thanh long Bình Thuận cần phát huy hơn nữa vai trò đầu tàu để dẫn dắt, kết nối với doanh nghiệp; đồng thời, nắm bắt nhu cầu thị trường tiêu thụ, năng lực sản xuất của các doanh nghiệp để có giải pháp tuyên truyền, cảnh báo kịp thời giúp nông dân yên tâm sản xuất.
Diện tích trồng thanh long ở Bình Thuận giảm hơn 1.350 ha
Theo ông Phan Văn Tấn - Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Bình Thuận, tính đến tháng 6/2023, tỉnh Bình Thuận có 26.429 ha thanh long, diện tích này đã giảm 1.359 ha so với cuối năm 2022. Việc sản xuất thanh long trên địa bàn tỉnh chủ yếu là nhỏ lẻ, tỷ lệ hộ sản xuất thanh long có quy mô dưới 2 ha chiếm 84,9%. Toàn tỉnh chỉ có khoảng 200 trang trại, hộ sản xuất thanh long với diện tích từ 10 - 20 ha.
Vườn thanh long ở Phan Thiết - Bình Thuận
Cũng theo ông Tấn, tính đến nay, toàn tỉnh có 36,7% diện tích thanh long được chứng nhận GAP và tương đương, trong đó diện tích được chứng nhận VietGAP là 9.037 ha, chiếm 34,2%. Còn diện tích được chứng nhận GlobalGAP là 453 ha, chiếm 1,7% diện tích thanh long của tỉnh Bình Thuận.
Theo đánh giá của các cơ quan chức năng tỉnh Bình Thuận, thanh long Bình Thuận hiện đã có mặt ở hầu hết các thị trường trong nước, trong đó tập trung nhiều ở khu vực các tỉnh phía Bắc, TP.HCM và các tỉnh duyên hải miền Trung. Trong năm 2022, xuất khẩu thanh long chính ngạch của tỉnh qua các nước Canada, Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan, Singapore… đạt 7,79 triệu USD, tương đương 6.607 tấn thanh long tươi; xuất khẩu bằng hình thức biên mậu là 423.661 tấn thanh long tươi.
Tại buổi làm việc, ông Nguyễn Văn Mười - Phó Trưởng cơ quan phụ trách phía Nam, Hội Làm vườn Việt Nam cho biết, Việt Nam có diện tích và sản lượng thanh long lớn hàng đầu châu Á và là nước xuất khẩu thanh long lớn nhất thế giới.
Giá trị xuất khẩu thanh long của Việt Nam cũng tăng liên tục, từ hơn 57 triệu USD năm 2010, tăng lên hơn 483 triệu USD vào năm 2015 và đạt 1,25 tỷ USD năm 2019.
Ông Nguyễn Văn Mười cho rằng, thanh long là loại trái cây có kim ngạch xuất khẩu đứng đầu liên tục 10 năm qua, cao hơn cả một số mặt hàng nông sản xuất khẩu truyền thống của Việt Nam như chè, hạt tiêu…
Tuy nhiên, trong nhiều năm qua thanh long vẫn là loại trái cây luôn gặp nhiều khó khăn trong khâu tiêu thụ do phụ thuộc phần lớn vào một vài thị trường xuất khẩu.
Đặc biệt là từ năm 2020 đến nay, kim ngạch xuất khẩu cho đến diện tích sản xuất thanh long đang có chiều hướng giảm sâu. Cụ thể: năm 2020 diện tích sản xuất 65,533ha. Sang năm 2021 diện tích còn 64,663ha, năm 2022 diệc tích còn 55,040ha (giảm hơn 10,493ha). Về kim ngạch xuất khẩu, năm 2020 đạt 1,12 tỷ USD, năm 2021 đạt 998 triệu USD, năm 2022 kim ngạch xuất khẩu thanh long chỉ đạt 632,6 triệu USD, giảm 38,7% so với năm 2021 và giảm 49,3% so với mức đỉnh năm 2019.
Nguyên nhân một phần do Trung Quốc thực hiện chính sách Zero covid, kiểm soát chặt hàng hoá nhập khẩu, đồng thời vài năm trở lại đây, diện tích trồng thanh long ở Trung Quốc đã tăng "thần tốc" và chạm mốc 67.000 ha với sản lượng khoảng 1,6 triệu tấn vào năm 2021, Ấn Độ đang lên kế hoạch phát triển 50,000ha Thanh Long…
Giải pháp phát triển bền vững
Tại buổi làm việc, các đại biểu đã tập trung thảo luận những giải pháp tổng thể để phát triển thanh long bền vững trong thời gian tới. Theo đó, quan điểm, nhận thức từ người sản xuất, hợp tác xã, doanh nghiệp kinh doanh, xuất khẩu thanh long, chiến lược, kế hoạch phát triển thanh long bền vững…
Đặc biệt là lợi ích của nông dân khi trồng thanh long và vai trò của cơ quan quản lý Nhà nước, công tác tuyên truyền; xây dựng thương hiệu thanh long trong nước và nước ngoài.
Trong thời gian qua cây thanh long của nước ta vẫn chưa phát triển bền vững, giá cả không ổn định, phụ thuộc lớn vào một vài thị trường xuất khẩu, người tiêu dùng trong nước ít quan tâm sử dụng loại trái cây này trong khi thanh long là loại trái cây có thế mạnh của Việt Nam với diện tích sản xuất lớn.
Nhằm đánh giá hiện trạng sản xuất thanh long trên địa bàn tỉnh Bình Thuận và các tỉnh/thành trên cả nước, ông Nguyễn Văn Mười cho biết, cần tuyên truyền, phổ biến mạnh hơn về cơ hội, thách thức của ngành thanh long Việt Nam đó là: Xác định được nhu cầu của thị trường trong nước và xuất khẩu; Năng lực sản xuất và sản lượng thanh long hiện có của Việt Nam…
Định hướng phát triển thanh long trên địa bàn tỉnh Bình Thuận đến năm 2030
Vừa qua, ông Nguyễn Hồng Hải - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận đã chủ trì cuộc họp nghe Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Bình Thuận báo cáo Đề án phát triển thanh long trên địa bàn tỉnh đến năm 2030.
Tham dự cuộc họp có lãnh đạo một số Sở, ngành và địa phương liên quan, Hiệp hội Thanh long Bình Thuận và các doanh nghiệp chế biến thanh long trên địa bàn tỉnh Bình Thuận.
Ông Nguyễn Hồng Hải - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận phát biểu.
Mục tiêu của Đề án là phát triển ổn định diện tích trồng cây thanh long, nâng cao giá trị, duy trì và phát huy thương hiệu thanh long Bình Thuận.
Theo đó, phát triển thanh long theo hướng hữu cơ, du lịch trải nghiệm vườn thanh long; sản xuất đa giá trị, quy mô lớn, đảm bảo chất lượng, bảo quản nông sản hiện đại, có giá trị gia tăng cao, gắn kết chặt chẽ với thị trường trong và ngoài nước, góp phần tạo việc làm, thu nhập cao, tăng giá trị xuất khẩu, phát triển kinh tế - xã hội.
Cụ thể, đến năm 2030, diện tích cây thanh long của tỉnh Bình Thuận là 30.000 ha, năng suất bình quân đạt 22 tấn/ha, sản lượng đạt 660.000 tấn/năm.
Tỷ lệ giá trị sản phẩm được sản xuất dưới các hình thức hợp tác, liên kết đạt khoảng 60%. Tỷ lệ diện tích cây thanh long áp dụng quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (VietGAP và tương đương) khoảng 75% và trên 4,16% diện tích thanh long sản xuất theo hướng hữu cơ. Tỷ lệ diện tích được tưới tiên tiến, tiết kiệm nước 70%.
Đẩy mạnh kim ngạch xuất khẩu chính ngạch trái thanh long tăng bình quân khoảng 5%/năm. Đầu tư nhà máy chế biến các sản phẩm từ thanh long.
Ông Nguyễn Hồng Hải - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận cho rằng, Đề án phát triển thanh long trên địa bàn tỉnh đến năm 2030 được nhiều người quan tâm nên yêu cầu Sở Nông nghiệp và PTNT tiếp thu ý kiến của các đại biểu dự họp, hoàn chỉnh Đề án phát triển thanh long trên địa bàn tỉnh đến năm 2030 trình UBND tỉnh xem xét trong thời gian tới.
Bà con nông dân tỉnh Bình Thuận thu hoạch thanh long.
Trong đó, tập trung đánh giá hiện trạng cây thanh long hiện nay trên địa bàn tỉnh về diện tích, giống, sản lượng, thị trường tiêu thụ, sâu bệnh trên cây thanh long và thuốc trừ sâu, chế biến và các sản phẩm chế biến từ thanh long.
Ông Nguyễn Hồng Hải cũng yêu cầu Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Bình Thuận nêu rõ, trong Đề án các giải pháp phát triển giống thanh long ruột trắng, đỏ; phân vùng trồng; cụ thể hóa các nội dung chuyển đổi số; hỗ trợ cho các doanh nghiệp chế biến thanh long; phát triển thị trường truyền thống và thị trường mới…
Riêng Hiệp hội Thanh long Bình Thuận cần phát huy hơn nữa vai trò đầu tàu để dẫn dắt, kết nối với doanh nghiệp; đồng thời, nắm bắt nhu cầu thị trường tiêu thụ, năng lực sản xuất của các doanh nghiệp để có giải pháp tuyên truyền, cảnh báo kịp thời giúp nông dân yên tâm sản xuất.