GIÁO DỤC

Phát triển Nông nghiệp đô thị thông minh vùng Đông Nam Bộ - Những vấn đề đặt ra

Đăng bởi Vương Xuân Nguyên

16/12/2022 14:55

Sáng ngày 16/12/2022, tại Bình Dương, trường Đại học Thủ Dầu Một phối hợp với Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam và Đại học SAINS Malaysia tổ chức Hội thảo Khoa học Quốc tế Viễn cảnh Đông Nam Bộ lần III năm 2022 về chủ đề "Đô thị và Nông nghiệp đô thị thông minh vùng Đông Nam Bộ" theo hình thức trực tuyến và trực tiếp với sự tham gia của gần 200 chuyên gia, nhà khoa học trong và ngoài nước.

z3963393060229-dec74cb175a0c1c066b5d7fd210e79e6-1671156125.jpg

Hội thảo Khoa học Quốc tế Viễn cảnh Đông Nam Bộ lần III năm 2022

Đông Nam Bộ là vùng kinh tế năng động, sáng tạo, đi đầu trong đổi mới và phát triển, đóng góp lớn vào tăng trưởng kinh tế, xuất khẩu, thu ngân sách nhà nước và giải quyết việc làm của cả nước với mức đóng góp 32% tổng sản phẩm quốc nội (GDP), 44,7% tổng thu ngân sách nhà nước. GRDP bình quân đầu người năm 2020 cao nhất cả nước. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, tỉ trọng công nghiệp chế biến, chế tạo tăng nhanh, tỉ trọng khu vực dịch vụ tăng cao; tốc độ tăng trưởng khu vực dịch vụ đạt mức cao nhất cả nước.

Đông Nam Bộ cũng là nơi có khu vực kinh tế tư nhân phát triển mạnh, năng động với số lượng doanh nghiệp đứng đầu cả nước; là địa bàn thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) lớn nhất, chiếm 41,1% tổng vốn FDI. Tỉ lệ đô thị hoá của vùng đạt 67%, diện mạo đô thị ngày càng hiện đại; tỉ lệ xã đạt chuẩn nông thôn mới đạt 79,5%, đứng thứ hai trong các vùng của cả nước. Trong đó, Thành phố Hồ Chí Minh trở thành trung tâm kinh tế, tài chính, thương mại, khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo của vùng và cả nước.

b1-1671129410.jpg

Phát triển Nông nghiệp đô thị thông minh vùng Đông Nam Bộ - Những vấn đề đặt ra

Tuy nhiên, vùng Đông Nam Bộ còn nhiều hạn chế, yếu kém và khó khăn, thách thức lớn: Phát triển chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế; công tác quy hoạch và triển khai thực hiện các quy hoạch còn chậm. Mạng lưới kết cấu hạ tầng cấp vùng, liên vùng, nhất là hạ tầng giao thông kết nối nội vùng và liên vùng còn thiếu, yếu, chưa đồng bộ, ảnh hưởng đến sự phát triển và sức lan toả của vùng. Tình trạng tắc nghẽn giao thông, ngập úng nghiêm trọng tại Thành phố Hồ Chí Minh chậm được khắc phục và ngày càng nghiêm trọng. Khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo chưa đóng góp nhiều vào đổi mới mô hình tăng trưởng; Công nghiệp phát triển thiếu bền vững, chủ yếu là gia công, lắp ráp, giá trị gia tăng thấp; Chất lượng nguồn nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao chưa đáp ứng yêu cầu phát triển; năng lực y tế dự phòng và y tế cơ sở còn yếu, chưa đáp ứng các tình huống dịch bệnh bất thường. Tình trạng ô nhiễm nguồn nước, không khí, rác thải chậm được cải thiện. Liên kết nội vùng và liên vùng chưa hiệu quả…

Trước thực trạng đó, ngày 07/10/2022, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã ban hành Nghị quyết số 24 - NQ/TW về phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo quốc phòng, an ninh vùng Đông Nam Bộ, tầm nhìn đến năm 2045 đã xác định: "Xây dựng Đông Nam Bộ trở thành vùng văn minh, hiện đại, hội nhập quốc tế. Phát triển nhanh, bền vững, hài hoà giữa các tiểu vùng, các địa phương trong vùng; các lĩnh vực kinh tế, văn hoá, xã hội gắn với bảo vệ môi trường sinh thái, thích ứng với biến đổi khí hậu và nước biển dâng. Nâng cao sức khoẻ, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, đặc biệt là người có thu nhập thấp. Thu hẹp khoảng cách chênh lệch về trình độ phát triển giữa các địa phương trong vùng. Phát huy mạnh mẽ truyền thống lịch sử cách mạng, văn hoá, tinh thần tự lực, tự cường của "Miền Đông gian lao mà anh dũng" trong xây dựng và phát triển vùng. Phát triển kinh tế - xã hội gắn với bảo đảm quốc phòng, an ninh, giữ vững an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội, mở rộng đối ngoại và hợp tác quốc tế...".

Chính vì vậy, Hội thảo khoa học Quốc tế: Viễn cảnh Đông Nam Bộ lần 3 năm 2022 với chủ đề "Đô thị và Nông nghiệp đô thị thông minh vùng Đông Nam Bộ" do trường Đại học Thủ Dầu Một tỉnh Bình Dương phối hợp cùng Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam và Đại học SAINS Malaysia tổ chức là một trong những hoạt động thiết thực góp phần triển khai mục tiêu trên.

Sự phát triển đô thị hóa nhanh chóng đã khiến cho việc sản xuất lương thực, thực phẩm trở nên khó khăn vì diện tích đất nông nghiệp bị thu hẹp, mật độ dân cư ngày một đông, cùng với những thách thức do thiên tai dịch bệnh, biến đối khí hậu...Do vậy, ở nhiều thành phố trên thế giới đã và đang chuyển sang sử dụng công nghệ thông minh để phát triển nông nghiệp thông minh nhằm cung cấp lương thực, thực phẩm tươi sống, tạo không gian xanh, không khí trong lành cho cư dân đô thị.

Đến nay, nhiều quốc gia đã bắt đầu thực hiện những chính sách khuyến khích sự tăng trưởng của nông nghiệp đô thị như một phần quan trọng của hệ thống lương thực phẩm an toàn, đặc biệt là sau khủng hoảng do đại dịch gây ra. Nông nghiệp đô thị là một nền nông nghiệp đa chức năng, có các vai trò: Góp phần tạo cảnh quan đô thị và cải thiện sức khỏe cộng đồng; góp phần cung ứng nguồn lương thực, thực phẩm tươi sống tại chỗ cho các đô thị.Nông nghiệp đô thị thông minh là nông nghiệp thông minh áp dụng trong nông nghiệp đô thị.

Tuy nhiên, vấn đề phát triển nông nghiệp đô thị thông minh ở nước ta còn khá mới mẻ, quy mô nhỏ và dường như chưa có mô hình nông nghiệp thông minh hoàn chỉnh. Đặc biệt, khu vực Đông Nam Bộ đặc biệt là thành phố Hồ Chí Minh đang phải đối mặt với rất nhiều thách thức để có thể vừa trở thành đô thị hiện đại, vừa duy trì phát triển bền vững về kinh tế, xã hội, môi trường. Hiện nay, thành phố Hồ Chí Minh đang chịu áp lực lớn với lượng dân cư đông đúc, tình trạng mất cân bằng dân số, hạ tầng các khu công nghiệp, khu sản xuất bị quá tải, giao thông thường xuyên ùn tắc và các vấn đề ô nhiễm môi trường.

Trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang diễn ra mạnh mẽ, việc xây dựng nông nghiệp đô thị thông mình ở thành phố Hồ Chí Minh nói riêng, ở Đông Nam Bộ nói chung là một xu hướng mới nhằm đảm bảo an ninh, an toàn lương thực thực phẩm cho đô thị đầu tàu, năng động nhất cả nước.

b2-1671129540.jpg

Hơn 60 báo cáo tham luận khoa học và đã được Ban Tổ chức Hội thảo biên tập, xuất bản kỷ yếu

Từ năm 2015, Trường Đại học Thủ Dầu Một đã xây dựng Đề án nghiên cứu khoa học về miền Đông Nam Bộ nhằm phục vụ phát triển nhà trường đồng thời góp phần phát triển kinh tế, xã hội các tỉnh/thành vùng Đông Nam Bộ. Đề án nhận được sự quan tâm sâu sắc của chính quyền địa phương, nhiều cơ quan khoa học và giáo dục cả trong và ngoài nước. Sau 07 năm thực hiện Đề án (giai đoạn I: 2015-2022). Đề án đã thu hút sự quan tâm của chính quyền địa phương trong Vùng Đông Nam Bộ; các nhà quản trị địa phương; cơ quan chuyên môn và giới học thuật. Là một hợp phần trọng tâm của Đề án - Hội thảo Quốc tế Viễn cảnh Đông Nam Bộ là chuỗi diễn đàn học thuật được tổ chức 02 năm một lần vào những năm chẵn. Năm 2022, là lần thứ 3 của sự kiện học thuật này.

Theo đó, tiếp nối thành công từ Hội thảo Viễn cảnh Đông Nam Bộ lần 1 và lần 2, tại Hội thảo lần này, các chuyên gia, nhà khoa học trong và ngoài nước đã đóng góp hơn 60 báo cáo khoa học và đã được Ban Tổ chức Hội thảo biên tập, xuất bản kỷ yếu bàn về 03 nhóm vấn đề chính: Những vấn đề chung về đô thị và nông nghiệp đô thị; Khoa học và công nghệ trong phát triển nông nghiệp đô thị thông minh; Thực tiễn và những vấn đề đặt ra về phát triển nông nghiệp đô thị thông minh vùng Đông Nam Bộ và những nội dung chuyên đề liên quan.

Tại Hội thảo, các chuyên gia, các nhà khoa học đã đưa ra những góc nhìn đa chiều về những vấn đề nêu trên. Đồng thời tập trung phân tích và đánh giá những tác động của các yếu tố kinh tế - xã hội, biến đổi khí hậu, khoa học công nghệ, đến quá trình tổ chức lại không gian kiến trúc đô thị; Kinh nghiệm về phát triển nông nghiệp bền vững, nông nghiệp đô thị, nông nghiệp thông minh của một số nước trên thế giới, từ đó có những gợi mở chính sách và đề xuất những giải pháp cho vùng Đông Nam Bộ của Việt Nam.

Một số hình ảnh tại Hội thảo

z3963321843349-e8cea85282147477d8201630de10e10b-1671154750.jpg

Toàn cảnh Hội thảo

z3963332041982-deb9f160bf86a6ac5af067d65ce00e3c-1671154751.jpg

Đại biểu Malaysia tham luận Online tại Hội thảo

z3963339404641-feac55bec7fc379d00d05280a7d25711-1671154750.jpg

Chủ tọa Hội thảo

z3963344569269-8b69934b6a8dbbc71ecbce25cc596444-1671154750.jpg

Thư ký Hội thảo

z3963348382487-4b94b1d3e2948b230d18c6b6826c9821-1671154750.jpg

TS. Ngô Hồng Điệp, Phó hiệu trưởng Trường Đại học Thủ Dầu Một, Bình Dương

z3963351187268-5c54d4b61110b1bb7344d63bf64a04d8-1671154750.jpg

PGS.TS Ruhizal Roosli, Đại học SAINS Malaysia

z3963366325871-604915e1db6438645cd763ed7b89814c-1671154984.jpg

PGS.TS.VS Đào Thế Anh, Phó giám đốc Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam báo cáo tại Hội thảo

anh-chup-man-hinh-2022-12-16-luc-115332-1671166427.png

TS Lê Quý Kha trình bày về ứng dụng máy bay không người lái trong trồng trọt

anh-chup-man-hinh-2022-12-16-luc-115429-1671166610.png

Các nhà khoa học trong và ngoài nước trao đổi thảo luận sôi nổi

anh-chup-man-hinh-2022-12-16-luc-115437-1671166610.png

anh-chup-man-hinh-2022-12-16-luc-115445-1671166610.png

anh-chup-man-hinh-2022-12-16-luc-115452-1671166610.png

anh-chup-man-hinh-2022-12-16-luc-115500-1671166609.png

Các đại biểu tham luận tại Hội thảo

anh-chup-man-hinh-2022-12-16-luc-115508-1671166610.png

Đại biểu nghe TS. Đỗ Thị Kim Anh trình bày về Phát triển nông nghiệp bền vững - Bài học kinh nghiệm của một số nước trên thế giới và chiến lược của Việt Nam

anh-chup-man-hinh-2022-12-16-luc-115514-1671166608.png

Bà Trần Thị Minh Phương trình bày tham luận "Nông nghiệp thông minh tại tỉnh Lâm Đồng"

anh-chup-man-hinh-2022-12-16-luc-115523-1671166608.png

TS. Vũ Thu Hiền trình bày tham luận “Phát triển Nông nghiệp đô thị thông minh - Nghiên cứu trường hợp nông nghiệp gắn với Du lịch tại TP. Hồ Chí Minh

anh-chup-man-hinh-2022-12-16-luc-115530-1671166608.png

TS. Lê Thành Ý, Hội Khoa học Phát triển Nông thôn Việt Nam trình bày tham luận tại Hội thảo

anh-chup-man-hinh-2022-12-16-luc-115538-1671166607.png

ThS. Đỗ Thị Ý Nhi trình bày tham luận “Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực nông nghiệp tại Bình Dương”

 

 

Vương Xuân Nguyên