Hội hỗ trợ nông dân các vùng khác nhau bằng các hoạt động tư vấn về việc xây dựng các chương trình phát triển nông thôn, về cách làm ăn, về phát triển thể chế, nâng cao năng lực, đào tạo nâng cao tay nghề cho nông dân.
Hội là cầu nối giữa các nhà khoa học, chuyên gia tư vấn, các doanh nghiệp với người nông dân, đặc biệt là người nghèo vùng trung du miền núi, vùng sâu vùng xa và hải đảo. Với sự cộng tác cung cấp nguồn chuyên gia, giảng viên có kinh nghiệm của các Viện nghiên cứu, các trường đại học trong cả nước. PHANO hiện có 2 văn phòng khu vực ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh để phát triển các hoạt động ở các miền của đất nước.
PHANO phát hành Tạp chí Khoa học Phát triển nông thôn Việt Nam, ra mỗi năm 6 số nhằm mục tiêu phản biện các vấn đề liên quan đến nông nghiệp và nông thôn.
CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ KINH NGHIỆM CỦA HỘI
A. CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA HỘI
Danh sách cán bộ và chuyên gia của Hội
Ban lãnh đạo:
5. Một số thành tựu trong nghiên cứu – phát triển
5.1. Thành tựu trong nghiên cứu lý luận
- Đa dạng hóa sản xuất, thúc đẩy sản phẩm bản địa, đặc sản địa phương, chỉ dẫn địa lý và thương hiệu nông sản;
- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế NN NT, dịch vụ phục vụ sản xuất nông nghiệp phục vụ hộ nông dân, thị trường trong nước
- Phát triển chuỗi giá trị / ngành hàng và quản lý chất lượng nông sản, ATTP;
- Tổ chức nông dân và các phương pháp khuyến nông có sự tham gia;
- Nghiên cứu hệ thống sản xuất thích ứng và giảm thiểu biến đổi khí hậu.
5.2. Một số mô hình nghiên cứu phát triển
- Mô hình phát triển các CHUỖI GIÁ TRỊ lương thực-thực phẩm có tổ chức BÊN TRONG nhằm cung ứng sản phẩm theo hướng GAP, chất lượng và có nguồn gốc: Rau an toàn của Hoài đức (Hà nội), Lúa nếp cái hoa vàng của Kinh môn (Hải dương) và Bò Hmông của Hà Quảng (Cao Bằng)...;
- Mô hình sở hữu trí tuệ trong lĩnh vực nông nghiệp như CHỈ DẪN ĐỊA LÝ, NHÃN HIỆU TẬP THỂ... gắn liền với phát triển nông thôn: Vải thiều Thanh Hà, Lúa tám xoan Hải Hậu, Chuối ngự Đại Hoàng và các sản phẩm đang được nghiên cứu như Bưởi Phúc Trạch, Hồng không hạt Bắc Kạn, mật ong bạc hà Mèo Vạc, Lúa nếp cái Hoa vàng Kinh Môn, rau bò khai Bắc Kạn...;.
- Mô hình phát triển thể chế, đa dạng các loại hình TỔ CHỨC NÔNG DÂN (tổ hợp tác, hiệp hội hay hợp tác xã) và liên kết, hợp nhất các tác nhân trong ngành hàng nhằm sản xuất hàng hóa và tăng cường sự tham gia của người nghèo: HTX chăn nuôi chuyên ngành, HTX dịch vụ chăn nuôi thú y, Hiệp hội thú y tư nhân, HTX sản xuất RAT, các mô hình Hiệp hội sản xuất và thương mại hoá sản phẩm nhằm bảo tồn và thương mại hóa sản phẩm: Lúa tám xoan tại Hải hậu, Vải thiều Thanh Hà, Hồng không hạt Chợ Đồn, Lúa nếp cái hoa vàng Kinh Môn,….
6. Các dịch vụ của hội
6.1. Dịch vụ tư vấn
- Nghiên cứu ngành hàng/chuỗi giá trị phục vụ thiết kế dự án theo hướng tiếp cận thị trường, dân tộc và giới;
- Xây dựng chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu tập thể và nhãn hiệu chứng nhận cho sản phẩm nông nghiệp và phi nông nghiệp;
- Xây dựng, quản lý, khai thác và bảo vệ thương hiệu cho hàng nông, lâm, thủy sản;
- Xây dựng/viết và tư vấn thực hiện các đề tài, dự án;
- Biên soạn các tài liệu về phương pháp và kỹ thuật trong nông nghiệp;
- Đánh giá đầu kỳ, giữa kỳ, cuối kỳ của dự án;
- Đánh giá tác động của từng hoạt động trong dự án;
- Các nghiên cứu xây dựng dự án điểm nhằm phát huy thế mạnh của vùng, đảm bảo VSAT thực phẩm, giảm ô nhiễm môi trường và biến đổi khí hậu…
6.2. Dịch vụ đào tạo
Phương pháp phân tích ngành hàng/chuỗi giá trị nông sản …
- Phương pháp tập huấn cho tập huấn viên TOT về các lĩnh vực:
ü Phân tích chuỗi giá trị để thiết kế hoạt động, viết tiểu dự án cho tổ/nhóm, HTX, doanh nghiệp…
ü Đào tạo chương trình mỗi xã một sản phẩm - OCOP
ü Xây dựng và phát triển các tổ hợp tác/nhóm (CIG), HTX, Hội, hiệp hội
ü Lập kế hoạch thôn bản (VDP) và xã (CDP)
ü Xây dựng kênh thông tin thị trường
ü Xây dựng và quản lý thương hiệu nông sản thực phẩm
ü Phương pháp xúc tiến thương mại cho sản phẩm nông sản
- Phương pháp lập kế hoạch sản xuất và kinh doanh cho các tổ chức nông dân (CIG, HTX)
- Phương pháp chẩn đoán hệ thống nông nghiệp xã nhằm xây dựng các dự án và kế hoạch trung và dài hạn
- Quy trình xây dựng chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu chứng nhận, nhãn hiệu tập thể, nhãn hàng hóa, kiểu dáng công nghiệp và hỗ trợ quản lý, phát triển cho sản phẩm
- Hướng dẫn nông dân nhỏ tiếp cận với các kênh phân phối chất lượng cao tại Việt Nam
- Phương pháp xử lý số liệu và phân tích thống kê nhiều chiều…
- Phương pháp theo dõi đánh giá dự án
- Phương pháp nghiên cứu người tiêu dùng nông sản
B. KINH NGHIỆM CỦA HỘI
Trong những năm qua Hội đã có những kinh nghiệm sau:
1. Các đề tài/ dự án đã tham gia:
2. Các gói thầu DVTV tương tự do Hội thực hiện trong vòng 10 năm gần đây
Gói tư vấn 1
Gói tư vấn 2
Gói tư vấn 3
Gói tư vấn 4
Gói tư vấn 5
Gói tư vấn 6
Gói tư vấn 7
Gói tư vấn 8
Gói tư vấn 9
Gói tư vấn 10
Gói tư vấn 11