GIÁO DỤC

Bình Thuận: Trung tâm du lịch thể thao biển trong tương lai

11/11/2020 13:00

Bình Thuận: Trung tâm du lịch thể thao biển trong tương lai Trang chủTin tứcVăn hóaDu lịchQuản lý nhà nướcHoạt động du lịchDoanh nghiệpChính sáchĐào tạ...

Bình Thuận có lợi thế lớn về thiên nhiên khi có đường bờ biển đẹp, lượng ngày nắng trung bình hàng năm lên đến 300 ngày, thời tiết ấm áp khô ráo, thích hợp tổ chức các hoạt động ngoài trời, vui chơi giải trí ở biển, du lịch trải nghiệm, nghỉ dưỡng và thể thao biển. Nhiều thắng cảnh đẹp của Bình Thuận cũng thu hút du khách tham quan như Hòn Rơm, đảo Phú Quý, Gành Son, Giếng Tiên, mũi Kê Gà…

Phối cảnh dự án NovaWorld Phan Thiết

Bình Thuận có 192km bờ biển với những bãi biển đẹp, khí hậu ôn hòa, nắng ấm quanh năm. Cùng với đó, các sản phẩm du lịch ngày càng phong phú, đa dạng với hệ thống resort nghỉ dưỡng cao cấp được phân bố dọc bờ biển, các dịch vụ lướt ván buồm, lướt ván diều, lặn biển, sân golf, và các loại hình dịch vụ bổ trợ khác phát triển, đáp ứng được nhu cầu của nhiều đối tượng du khách… Hoạt động du lịch Bình Thuận ngày càng có sự chuyển biến tích cực. Sức hấp dẫn của du lịch biển, cùng với môi trường xã hội an toàn, con người hiền hòa, thân thiện, mến khách, Bình Thuận đã chinh phục và thu hút du khách đến tham quan du lịch, nghỉ dưỡng ngày càng nhiều hơn, quay lại nhiều lần hơn.

Hải đăng mũi Kê Gà (Bình Thuận)

Đến nay, Bình Thuận khẳng định là một trong những điểm đến nổi bật trên bản đồ du lịch Việt Nam. Để đạt được kết quả này, trong hành trình 25 năm qua, nhất là trong giai đoạn 2016 - 2019, Bình Thuận đã chú trọng đầu tư phát triển hạ tầng du lịch nhằm thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Bình Thuận đã tập trung nguồn ngân sách địa phương cũng như các nguồn vốn đầu tư khác để thi công, hoàn thành và đưa vào sử dụng các công trình giao thông quan trọng đáp ứng yêu cầu phát triển du lịch. Mặt khác, Du lịch Bình Thuận đã không ngừng phát huy tiềm năng, thế mạnh về điều kiện tự nhiên, di tích văn hóa, lịch sử để tạo sự khác biệt theo hướng trở thành trung tâm du lịch - thể thao biển.Với tiềm năng và ưu thế lớn phát triển du lịch nghỉ dưỡng - thể thao biển, Bình Thuận đã thu hút một số tập đoàn, doanh nghiệp tầm cỡ đến tìm kiếm cơ hội đầu tư. Theo thống kê, hiện trên địa bàn tỉnh có 387 dự án du lịch còn hiệu lực, với tổng diện tích đất cấp là 6.249 ha và tổng vốn đầu tư 69.845 tỷ đồng (trong đó có 22 dự án đầu tư nước ngoài với tổng vốn đầu tư hơn 11.230 tỷ đồng). Điển hình như Dự án tổ hợp nghỉ dưỡng giải trí NovaWorld Phan Thiết với quy mô gần 1000ha, tổ hợp được kỳ vọng là tạo điểm đến mới cho du khách, khẳng định dấu ấn của Du lịch Bình Thuận trên bản đồ nghỉ dưỡng cả nước khi hoàn thiện.

Đồi cát Mũi Né

Xác định Du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn, Bình Thuận đã đặt mục tiêu trở thành trung tâm du lịch - thể thao biển mang tầm quốc gia. Theo quy hoạch tổng thể phát triển khu du lịch quốc gia Mũi Né đến năm 2025 tầm nhìn đến năm 2030, Mũi Né sẽ phát triển trở thành điểm đến hấp dẫn, đóng vai trò quan trọng trong hệ thống du lịch của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ và cả nước; đến năm 2030, Khu du lịch quốc gia Mũi Né sẽ trở thành một trong những điểm đến hàng đầu của khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Cũng theo quy hoạch, lượt khách dự kiến Bình Thuận sẽ đón đạt lần lượt là 9 triệu và 14 triệu vào năm 2025 và năm 2030. Thời gian tới, Bình Thuận sẽ tiếp tục tổ chức các hoạt động thể thao biển như Giải lướt ván buồm quốc và Giải lướt ván diều quốc tế tại khu vực Hàm Tiến - Mũi Né; các giải bóng đá, bóng chuyền, bóng ném bãi biển tầm quốc tế, quốc gia và cấp tỉnh được tổ chức định kỳ hàng năm… là những hoạt động đặc trưng cho sản phẩm du lịch - thể thao biển của Bình Thuận. Ngoài ra, sẽ tổ chức cơ cấu lại ngành, tăng cường đầu tư kết cấu hạ tầng, xúc tiến quảng bá; đề xuất cơ chế, chính sách nhằm tạo môi trường thuận lợi cho doanh nghiệp và cộng đồng tham gia phát triển du lịch, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Du lịch Bình Thuận cũng đẩy mạnh phát triển các sản phẩm du lịch chủ đạo như du lịch nghỉ dưỡng biển, du lịch sinh thái biển và thể thao biển. Đồng thời khai thác đặc trưng văn hóa địa phương, du lịch làng chài và các sản phẩm hỗ trợ gồm các loại hình vui chơi giải trí ban đêm, vui chơi giải trí công nghệ cao, mua sắm các sản vật, hàng lưu niệm thủ công mỹ nghệ…đáp ứng yêu cầu của các đối tượng du khách.

Thuyền buồm trên biển Mũi Né

QB

Bạn đang đọc bài viết "Bình Thuận: Trung tâm du lịch thể thao biển trong tương lai" tại chuyên mục Du lịch.