1. Học tập dựa trên trải nghiệm thực tế: Trẻ em ở các trường Montessori được học bằng cách làm việc với các dụng cụ được thiết kế đặc biệt. Ví dụ, khi học ngôn ngữ, trẻ sử dụng bộ chữ cái bằng gỗ để tập ghép vần. Bà Maria Montessori, người sáng tạo phương pháp Montessori, nhận thấy trẻ cần được vận động và học hỏi thông qua những trải nghiệm, thay vì ngồi trên lớp và nghe giảng bài. |
2. Lớp học dành cho mọi lứa tuổi: Các lớp học Montessori dành cho học sinh ở mọi độ tuổi và được phân chia thành những cấp độ kỹ năng riêng. Thông thường, Montessori được chia thành 3 nhóm: 3-6 tuổi, 6-9 tuổi và 9-12 tuổi. Việc xây dựng các lớp học "hỗn hợp" khuyến khích trẻ học hỏi từ việc quan sát hoạt động của những người bạn lớn tuổi. Đồng thời, những học sinh lớn hơn sẽ củng cố thêm kiến thức và hình thành khả năng lãnh đạo thông qua việc hướng dẫn, giảng bài cho những người bạn nhỏ . |
3. Thời gian học tập không bị gián đoạn: Tại các trường Montessori, thời gian học của trẻ thường kéo dài 2-3 giờ tùy theo độ tuổi. Thay vì có 30 phút học Toán và 30 phút học Viết, trẻ sẽ học toàn bộ môn trong một buổi. Khoảng thời gian này cho phép các em tập trung cao độ để tìm hiểu bài giảng hiệu quả hơn. |
4. Tìm hiểu các môn học hàn lâm: Ngoài các môn văn hóa cơ bản, trường Montessori bổ sung 2 lĩnh vực học thuật vào chương trình học, bao gồm thực hành sống và cảm quan. Thực hành sống bao gồm các bài tập giúp trẻ có thêm kỹ năng mềm trong cuộc sống hàng ngày, từ những bài đơn giản như dọn nhà, trồng cây, đến các bài khó như tiết kiệm tiền, góp vốn đầu tư. Cảm quan là môn học phổ biến dành cho trẻ. Bà Maria Montessori tin rằng các hoạt động của môn học sẽ giúp trẻ cải thiện các giác quan. |
5. Giáo viên đóng vai trò hướng dẫn: Nhiệm vụ của giáo viên Montessori là quan sát và giới thiệu các tài liệu học thuật cho trẻ. Thông thường, giáo viên sẽ làm việc trực tiếp với từng học sinh. Bà Maria Montessori nhận định vai trò của giáo viên là cung cấp công cụ học tập cho trẻ, thay vì truyền tải các kiến thức và giao bài tập về nhà. |
6. Tự do trong khuôn khổ: Mục tiêu của trường Montessori là cho trẻ tiếp cận với những kiến thức mới, sau đó để các em chọn thời gian làm bài tập theo mong muốn. Học sinh được phép chọn vị trí ngồi và học những môn yêu thích. Ví dụ, trẻ có thể ngồi trên bàn hoặc ngồi dưới sàn để làm Toán, viết chữ. Tuy nhiên, các em không được phép chạy nhảy trong lớp hoặc gây mất trật tự, ảnh hưởng đến những người xung quanh. |
7. Giáo dục toàn diện: Montessori tập trung vào việc giáo dục trẻ toàn diện, bao gồm giáo dục thể chất, tinh thần, xã hội, tinh thần và cảm xúc. Một đứa trẻ 3 tuổi có thể được yêu cầu cầm cốc nước và đi theo vạch kẻ để học cách kiểm soát cơ thể và chuyển động. Mỗi lĩnh vực đều được các trường Montessori coi trọng và tập trung đào tạo bài bản. |
8. Các bài giảng được cá nhân hóa: Nếu một lớp Montessori có 25 học sinh, sẽ được phân chia trình độ học tập khác nhau và có giáo viên theo dõi sát sao. Thay vì dạy theo nhóm, giáo viên dạy riêng cho từng học sinh, tùy thuộc vào trình độ và nhu cầu cụ thể của mỗi người. Vì thế, học sinh thường làm việc độc lập, dành phần lớn thời gian để thực hành và hoàn thiện các nhiệm vụ được giao. |
9. Môi trường học được chuẩn bị kỹ càng: Các lớp học Montessori được thiết kế và chuẩn bị mọi thứ trẻ cần để độc lập khám phá và học hỏi. Qua đó, phòng học tối giản hơn so với các phòng học truyền thống. Thông thường, phòng có đầy đủ màu sắc và ánh sáng tự nhiên để thúc đẩy sự tập trung. Mọi đồ vật đều có một vị trí cụ thể được sắp xếp cẩn thận nhằm giúp trẻ phát triển thói quen ngăn nắp, gọn gàng. |
10. Giáo dục hòa bình: Maria Montessori sống trong thời kỳ chiến tranh và biến động toàn cầu. Vì thế, bà luôn chú trọng đến vấn đề giáo dục hòa bình và tin rằng tương lai thế giới phụ thuộc vào cách dạy trẻ hiểu về tầm quan trọng của hòa bình. Tại các lớp học Montessori, trẻ được tìm hiểu về thế giới và sử dụng các "công cụ" để xoa dịu bản thân và giải quyết các xung đột. |