GIÁO DỤC

Tượng khỏa thân 'tôn vinh nữ quyền' bị chế nhạo ở Anh

12/11/2020 17:32

Bức tượng phụ nữ khoả thân nhằm tôn vinh Mary Wollstonecraft - người tiên phong cho phong trào nữ quyền - vấp phải tranh cãi ngay khi được khánh thành.

Mary Wollstonecraf là nhà văn và nhà triết học người Anh thế kỷ 18, bà được mệnh danh là "mẹ của nữ quyền". Ngày 10/11, một bức tượng được khánh thành trong công viên London nhằm tôn vinh cuộc đời và công việc của bà.

Gần như ngay sau khi khánh thành, tác phẩm nghệ thuật - trị giá khoảng 190.000 USD và được thực hiện trong một thập kỷ - lại thu hút nhiều sự chế giễu và chỉ trích của công chúng về sự phân biệt giới tính.

Tác phẩm điêu khắc bao gồm bức tượng nhỏ của một người phụ nữ khoả thân - mà nhiều người bảo rằng chẳng giống Wollstonecraft - đang ngồi trên một khối bạc lớn xoắn lại. Toàn bộ phần này được đặt trên một đế đen có khắc câu nói nổi tiếng của Wollstonecraft: "Tôi không mong muốn phụ nữ có quyền lực trước đàn ông, mà trước chính họ".

Trong một video được đăng tải trong chiến dịch đằng sau bức tượng ngày 10/11, nghệ sĩ Maggi Hambling nói rằng tác phẩm của mình "gồm một tòa tháp với các hình dáng phụ nữ đan xen cùng cao trào là hình người phụ nữ ở trên đỉnh, người đang thách thức và sẵn sàng thách thức thế giới".

Tranh cãi nổ ra

Theo thông tin trên website chiến dịch có tên Mary on the Green, người phụ nữ khoả thân đại diện cho "mọi phụ nữ", những người "xuất hiện từ vật chất hữu cơ, gần giống như một ca sinh nở".

Tuy nhiên, nhiều nhà phê bình không nhìn nhận như vậy. Họ cũng không đánh giá cao việc sử dụng hình ảnh khoả thân của phụ nữ trong bức tượng được thiết kế để tôn vinh những nỗ lực của Wollstonecraft nhằm cải thiện quyền phụ nữ.

tuong Mary Wollstonecraft bi chi trich anh 1

Phần đỉnh của bức tượng là hình ảnh của một người phụ nữ khoả thân. Ảnh: AFP/ Justin Tallis.

Nhà hoạt động và tác giả Caroline Criado Perez - người đã vận động thành công để bức tượng của Millicent Fawcett đau khổ được dựng lên ở Quảng trường Quốc hội London và để hình ảnh của Jane Austen được in lên tờ 10 bảng Anh - đã gọi tác phẩm điêu khắc Wollstonecraft là "một sự lãng phí khổng lồ" và "thật đáng thất vọng".

"Việc này thể hiện sự thiếu tôn trọng với Wollstonecraft và chẳng phải đó là phần quan trọng nhất hay sao?", Perez viết trên Twitter.

"Theo cách nói của chính Wollstonecraft: 'Hãy dạy những bé gái từ khi còn nhỏ, rằng vẻ đẹp là quyền trượng của người phụ nữ, tâm trí định hình dáng vẻ cho cơ thể, và đi lang thang trong chiếc lồng mạ vàng của nó chỉ để tìm cách tô điểm cái nhà tù này'. Thật sự quá buồn".

"Bức tượng của đàn ông danh tiếng có mặc quần áo, bởi trọng tâm chủ ý của bức tượng là công việc và thành tích của họ", theo dòng tweet hôm 10/11 của nhà văn Tracy King. "Trong khi đó, phụ nữ đi bộ hoặc chạy bộ quanh các công viên có tỷ lệ quấy rối tình dục cao vì cơ thể của chúng ta được coi là tài sản công cộng.

Bà nói thêm rằng "không có lý do gì để miêu tả Mary khoả thân" và thân hình mảnh mai nhỏ nhắn của bức tượng làm giảm đi mục đích của chiến dịch là đại diện cho "mọi phụ nữ".

Các nhà hoạt động khác, nhà giáo dục, nhà sử học nghệ thuật và những người của công chúng cũng tỏ ra xem thường bức tượng mới.

Một số hình ảnh của bản thiết kế khác cho bức tượng, đã lọt vào danh sách chọn lọc song bị từ chối, thể hiện một Wollstonecraft mặc quần áo hoàn chỉnh với một cây bút lông và những cuốn sách trên tay.

tuong Mary Wollstonecraft bi chi trich anh 2

Một bản điêu khắc của Mary Wollstonecraft do Ople thực hiện. Ảnh: Getty/ Hulton Archive.

Vài nhà phê bình thừa nhận rằng, bất chấp sự nghi ngại của họ về hình dáng của bức tượng, mục đích ban đầu cũng là một yếu tố quan trọng.

Wollstonescaft được coi là một trong những nhà triết học đặt ra nền móng cho nữ quyền, mặc dù thuật ngữ "nữ quyền" vẫn chưa được đặt ra tại thời của bà. Trong các bài viết và cuộc trò chuyện của mình, bà lập luận rằng phụ nữ không tự nhiên thua kém nam giới, mà do bị hạn chế bởi ràng buộc xã hội và thiếu khả năng tiếp cận giáo dục.

Chiến dịch Mary on the Green được phát động vào năm 2010 bởi nhóm hoạt động Newington Green. Nhóm này cũng giám sát và lên kế hoạch cho các sự kiện tại công viên Newington Green của London - nơi đặt bức tượng. Newington Green là nơi Wollstonecraft sinh sống và làm việc, bà thậm chí đã thành lập một trường học ở khu vực lân cận.

"Toàn là tượng đàn ông"

"Hơn 90% bức tượng của London tôn vinh đàn ông, trong thiết lập dân số có 51% là phụ nữ", dựa trên thông tin từ website của chiến dịch.

Hiệp hội Điêu khắc và Tượng đài Công cộng có một danh mục tất cả 925 tác phẩm điêu khắc công cộng ở Anh. Khi nhà vận động Perez phân tích danh sách, bà nhận ra rằng chỉ có 158 bức tượng đặc tả phụ nữ.

Trong số này, gần một nửa dựa trên các nhân vật hư cấu, 14 tượng về Đức mẹ đồng trinh Mary và 46 tượng thuộc về các nhân vật hoàng tộc. Điều này cũng nghĩa là chỉ có 25 bức tượng về phụ nữ trong lịch sử mà không thuộc Hoàng gia Anh.

Những năm gần đây, ngày càng nhiều lời kêu gọi để thay đổi điều này. Kể từ năm 2018, một loạt các bức tượng nữ khổ sai, nhà văn và nhà hoạt động đã được dựng lên ở vài thành phố của Anh, bao gồm cả London và Manchester.

Mary on the Green đã chọn Hambling để tạo ra bức tượng Wollstonecraft vào năm 2018 và đạt mục tiêu gần 190.000 USD sau khi gây quỹ vào năm 2019.

"Tôi muốn thực hiện tác phẩm điêu khắc cho Mary Wollstonecraft để tôn vinh nghị lực của bà trong cuộc chiến giành tự do", Hambling nói trong video của chiến dịch. "Bà đã chiến đấu vì sự giáo dục của phụ nữ, để phụ nữ có thể có những suy nghĩ của riêng mình".

Hambling cũng chia sẻ thêm rằng tác phẩm điêu khắc có màu bạc vì cô cảm thấy nó "nữ tính hơn so với màu đồng". Màu bạc cũng có thể đón ánh sáng mặt trời và "lơ lửng trong không gian".

Cùng chuyên mục