GIÁO DỤC

Thanh Trì - Hà Nội: Thúc đẩy kết nối giao thương sản phẩm OCOP Hà Nội kết hợp không gian trưng bày sản phẩm làng nghề năm 2022

Đăng bởi Trang Viên

28/09/2022 05:21

Từ khi thực hiện chương trình Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (2019) đến nay, Huyện Thanh Trì đã có 58 sản phẩm được thành phố đánh giá phân hạng và công nhận sản phẩm OCOP, trong đó có 34 sản phẩm OCOP 4 sao và 24 sản phẩm OCOP 3 sao. Thanh Trì quan tâm thúc đẩy kết nối giao thương sản phẩm OCOP Hà Nội kết hợp không gian trưng bày sản phẩm làng nghề.

Tuần hàng giới thiệu sản phẩm OCOP Hà Nội kết hợp không gian trưng bày sản phẩm làng nghề huyện Thanh Trì năm 2022 diễn ra từ ngày 27/09 đến ngày 02/10 tại khu vực đường Nguyễn Bặc, thị trấn Văn Điển và Trung tâm Văn hoá – Thông tin – Thể thao huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.

Phát biểu tại sự kiện, ông Nguyễn Ngọc Sơn – Phó giám đốc Sở NN&PTNN thành phố Hà Nội cho biết: Thời gian qua, Thành phố đã quan tâm, tổ chức các sự kiện, hội chợ, hội thảo kết nối giao thương, trưng bày sản phẩm nhằm quảng bá, xúc tiến thương mại, tổ chức các tuần hàng giúp cho các đơn vị, chủ thể giới thiệu sản phẩm OCOP đến người tiêu dùng. Qua đó sản phẩm OCOP và các đặc sản vùng miền từng bước được người tiêu dùng nhận diện, đánh giá cao về chất lượng, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, quảng bá sản phẩm OCOP gắn với du lịch làng nghề, du lịch nông thôn. 

Ông Nguyễn Ngọc Sơn – Phó giám đốc Sở NN&PTNN thành phố Hà Nội

Theo ông Nguyễn Văn Hưng – Phó chủ tịch UBND huyện Thanh Trì, từ khi thực hiện chương trình Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (2019) đến nay, Huyện Thanh Trì đã có 58 sản phẩm được thành phố đánh giá phân hạng và công nhận sản phẩm OCOP, trong đó có 34 sản phẩm OCOP 4 sao và 24 sản phẩm OCOP 3 sao. 

Trong 09 tháng đầu năm 2022, UBND huyện Thanh Trì đã tổ chức thành công 02 sự kiện tuyên truyền, giới thiệu, tiêu thụ sản phẩm OCOP, làng nghề, nông sản gắn với Hội chợ thương mại, bình ổn giá 2022 và Không gian trưng bày giới thiệu sản phẩm OCOP trên địa bàn huyện chào mừng Đại hội thể thao Đông Nam Á (SEA GAMES 31); phối hợp Trung tâm khuyến công và tư vấn phát triển công nghiệp – Sở Công thương Hà Nội tổ chức 01 sự kiện kết nối Mạng lưới sản xuất và tiêu dung bền vững cho doanh nghiệp sản xuất sản phẩm làng nghề.

Ông Nguyễn Văn Hưng – Phó chủ tịch UBND huyện Thanh Trì phát biểu tại lễ khai mạc

Theo ông Hưng, sự kiện không chỉ góp phần đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại, giới thiệu và quảng bá sản phẩm của các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất trên địa bàn huyện, là cơ hội để tăng cường giao lưu, học tập và trao đổi kinh nghiệm giữa các đơn vị, doanh nghiệp, HTX, hộ sản xuất kinh doanh

Đến nay, thành phố hiện có 1649 sản phẩm OCOP gồm: 04 sản phẩm 5 sao; 02 sản phẩm tiềm năng 5 sao đã được Trung ương đánh giá; 11 sản phẩm tiềm năng 5 sao của năm 2020 đã trình Bộ Nông nghiệp và phát triển Nông thông xem xét đánh giá, phân hạng; 1098 sản phẩm 4 sao và 534 sản phẩm 3 sao. Trong đó: ngành thực phẩm 1071 sản phẩm, ngành đồ uống 35 sản phẩm, ngành thảo dược 17 sản phẩm, ngành thủ công mỹ nghệ 492 sản phẩm, ngành vải và may mặc 34 sản phẩm. 

Các đại biểu tham quan gian hàng

Trao đổi thêm về ý nghĩa của giới thiệu sản phẩm OCOP Hà Nội kết hợp không gian trưng bày sản phẩm làng nghề huyện Thanh Trì năm 2022, ông Nguyễn Văn Chí, P. Chánh văn phòng thường trực Văn phòng điều phối Nông thôn mới Hà Nội cho rằng, đây cơ hội giúp các chủ thể OCOP của Hà Nội và các tỉnh đồng bằng sông Hồng nói riêng và các tỉnh, thành trên cả nước nói chung tăng cường giao lưu, trao đổi kinh nghiệm, kết nối giao thương, quảng bá thương hiệu, xúc tiến thương mại, tìm kiếm khách hàng, tiếp cận các giải pháp chuyển đổi số nhằm không ngừng nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm; nâng cao năng lực cho chủ thể OCOP về năng lực cộng đồng và tinh thần hợp tác; đổi mới hình thức tổ chức sản xuất, kỹ năng quản trị; đổi mới, sáng tạo về sản phẩm; quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm; kỹ năng về thiết kế bao bì, ghi nhãn và mẫu mã sản phẩm; sở hữu trí tuệ, truy xuất nguồn gốc theo chuỗi giá trị, tăng cường sử dụng và khai thác thương hiệu cộng đồng các sản phẩm từ khu vực nông thôn. Sự kiện cũng là nơi gặp gỡ, giao lưu, trao đổi giữa các chủ thể OCOP và các tổ chức, cá nhân nhằm ứng dụng tiến bộ khoa học, nâng cao giá trị gia tăng và phát triển chuỗi giá trị bền vững; tiếp cận thị trường, nhất là việc đưa sản phẩm vào các hệ thống phân phối, trung tâm thương mại, siêu thị, cửa hàng kinh doanh, điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP trên địa bàn thành phố Hà Nội.

thi-1670666889.jpg
Thanh Trì là huyện có nhiều lợi thế để phát triển các trung tâm phân phối sản phẩm OCOP

"Qua sự kiện lần này, góp phần xây dựng và quản lý đồng bộ, hiệu quả thương hiệu OCOP Việt Nam (nhãn hiệu chứng nhận); tăng cường bảo hộ sở hữu trí tuệ, nâng cao hình ảnh, khả năng nhận diện và giá trị sản phẩm OCOP trên thị trường...góp phần thúc đẩy phát triển thương mại điện tử cho sản phẩm OCOP thông qua các sàn thương mại điện tử, các kênh bán hàng trực tuyến (online), bán hàng tương tác trực tiếp (livestream), đặc biệt cho các sản phẩm có quy mô nhỏ, sản phẩm đặc sản vùng miền, địa phương; Triển khai sáng kiến “Mỗi nông dân là một thương nhân” nhằm tối ưu hóa ứng dụng công nghệ số trong sản xuất, thương mại sản phẩm OCOP. Tăng cường liên kết “5 Nhà”: Nhà nước - Nhà Nông - Nhà khoa học - Nhà Doanh nghiệp - Nhà Truyền thông trong phát triển sản phẩm OCOP nhằm nâng cao giá trị gia tăng, phát triển bền vững các đặc sản, sản phẩm truyền thống của huyện Thanh Trì gắn với lợi thế về điều kiện sản xuất, giá trị văn hóa địa phương, đặc biệt là sản phẩm các làng nghề, nghề truyền thống, dịch vụ du lịch nông thôn....", ông Nguyễn Văn Chí nhấn mạnh.

Thanh Trì là huyện ngoại thành phía Nam Hà Nội - vùng đất trù phú với nhiều chủng loại cây trồng, vật nuôi có giá trị cao, cung cấp nguồn lương thực dồi dào cho Thủ đô và các tỉnh lân cận. Đây cũng là một trong những huyện có nhiều làng nghề truyền thống với nhiều sản phẩm nức tiếng. Huyện xác định, đẩy mạnh thực hiện Chương trình OCOP là mục tiêu chiến lược lâu dài nhằm phát triển kinh tế khu vực nông thôn. Trong đó, tập trung tuyên truyền, hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi, khuyến khích các doanh nghiệp, HTX, trang trại và các hộ sản xuất rà soát, nâng cấp chất lượng sản phẩm, hoàn thiện hồ sơ để tham gia đánh giá, phân hạng sản phẩm.

Đến nay, toàn huyện đã đăng ký được 80 sản phẩm với 12 chủ thể tham gia chương trình; đã có 58 sản phẩm được đánh giá, phân hạng của 10 chủ thể tham gia, trong đó có 34 sản phẩm đạt 4 sao và 24 sản phẩm đạt 3 sao. Nhờ đạt tiêu chuẩn OCOP, nhiều nông sản, thực phẩm, thủ công mỹ nghệ của huyện Thanh Trì đã khẳng định được thương hiệu, tạo được chỗ đứng vững chắc trên thị trường. Đây cũng là cơ hội giúp các HTX, doanh nghiệp phát triển, tạo đầu ra ổn định cho nhiều nông sản của địa phương mà các đơn vị đang liên kết sản xuất với nông dân.

---

BÀI VIẾT CÓ SỰ HỖ TRỢ CỦA VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI NÔNG THÔN MỚI HÀ NỘI

 

Trang Viên

Cùng chuyên mục