Khi Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo thông báo về chuyến công du của ông tới khu vực Trung Đông vào tuần trước, các quan chức Bộ Ngoại giao cho biết, cuộc dừng chân của ông Pompeo ở Israel từ thứ Tư đến thứ Sáu sẽ nhắm đến “nhiều vấn đề, bao gồm cả việc thực thi Hiệp định Abraham”.
Có một điều lạ là Iran không được nhắc đến trong cuộc thảo luận ở Israel, mặc dù đây là chủ đề được đề cập nhiều lần trong bối cảnh ông Pompeo có chuyến thăm Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất, Qatar và Saudi Arabia trong chuyến công du này.
Bất chấp mọi logic, Iran không nằm trong chương trình nghị sự của chuyến thăm của ông Pompeo tới Jerusalem. Có nhiều điều cần thảo luận về Hiệp định Abraham, nhưng dù gì, Israel vẫn là một trong những mục tiêu chính của mối đe dọa hạt nhân Iran.
Và trong hai tháng còn lại trên cương vị Tổng thống, nhiều khả năng ông Trump có thể thực hiện các bước hiệu quả trực tiếp chống lại mối đe dọa Iran hơn là mở rộng vòng kết nối các nước Trung Đông và Israel.
Nhắc đến Hiệp định Abraham, quan chức Bộ Ngoại giao cho biết, UAE và Bahrain đang chuẩn bị mở đại sứ quán ở Israel và bắt đầu hợp tác trong lĩnh vực giáo dục, y tế, an ninh và các vấn đề khác.
Các hiệp định thể hiện một bước đột phá lịch sử và chúng tôi tin rằng nhiều quốc gia Ả Rập và Hồi giáo sẽ sớm đi theo con đường hòa bình này, ông Pompeo cho hay.
Tuy nhiên, ở Israel, các quan chức tỏ ra thận trọng hơn với việc thuyết phục nhiều quốc gia Ả Rập bình thường hóa quan hệ.
Người đứng đầu cơ quan tình báo Israel Eli Cohen (Likud) cho biết nhiều giải pháp cho các vấn đề khu vực đã bị trì hoãn trước cuộc bầu cử tháng này của Mỹ. Và tình hình đó có thể sẽ tiếp tục cho đến khi Tổng thống đắc cử Joe Biden đưa ra quan điểm rõ ràng.
Ông Cohen cho biết: “Tôi nghĩ nhiều nước trong khu vực sẽ ngồi lại, chờ xem chính sách của Mỹ sẽ như thế nào”.
Saudi Arabia là một trong những quốc gia được coi là ứng cử viên có khả năng sớm thiết lập quan hệ với Israel. Tuy nhiên, ông Biden đã đưa ra những tuyên bố về việc “tách” chính quyền của mình khỏi Riyadh.
Saudi Arabia có thể sẽ chờ xem họ nhận được gì từ chính quyền ông Biden để đổi lấy sự bình thường hóa với Israel, cho dù đó là các hợp đồng bán vũ khí, chính sách thuận lợi hơn hay cả hai.
Ông Cohen bày tỏ hy vọng Tổng thống đắc cử Biden sẽ tiếp tục triển khai những điều mà Tổng thống Mỹ Donald Trump chưa làm được.
Ông nói: “Chúng tôi đang trong quá trình đạt được các thỏa thuận hòa bình, nhằm thúc đẩy sự ổn định trong khu vực. "Nếu tôi là ông Biden, tôi không để mọi thứ dễ dàng hơn cho Iran."
Trong khi đó, Israel đang khuyến khích chính quyền Trump hành động trực tiếp để giảm bớt mối đe dọa từ Iran.
Dường như Mỹ và Israel đang giữ điều gì đó trong vòng bí ẩn. Một báo cáo gần đây được đăng tải trên tờ The New York Times cho thấy Israel giết thủ lĩnh số 2 của al-Qaeda và đây là một lời nhắc nhở rằng luôn có nhiều điều xảy ra khi Israel và Mỹ nỗ lực kiềm chế mối đe dọa từ Iran.
Một số giả thuyết cho rằng khả năng về một vụ tấn công Iran trong hai tháng tới. Tuy nhiên, điều này dường như không thể xảy ra trong bối cảnh quyền Bộ trưởng Quốc phòng Christopher C. Miller đã gửi thư cho tất cả các nhân viên của Bộ Quốc phòng vào thứ Sáu, kêu gọi chấm dứt tình trạng xung đột mà Mỹ đã có từ năm 2001.
Ông Christopher C. Miller cho biết: “Đây là một giai đoạn quan trọng để chúng ta chuyển từ vai trò lãnh đạo sang vai trò hỗ trợ ... Tất cả các cuộc xung đột đều phải kết thúc. Các cuộc xung đột kết thúc đều cần có sự thỏa hiệp và hợp tác. Chúng ta đã gặp thách thức; chúng ta đã cống hiến tất cả. Bây giờ, đã đến lúc trở về nhà".
Chẳng hạn, Mỹ có thể gửi bom cho Israel như cách một dự luật được các nghị sĩ Josh Gottheimer (D-New Jersey) và Brian Mast (R-Florida) đề xuất vào tháng trước. Quả bom mà dự luật đề cập sẽ có thể giúp Israel tự vệ trước Iran và góp phần “củng cố lợi thế quân sự cho Israel”.
Trong dịp ông Pompeo thăm Israel tuần này, Thủ tướng Benjamin Netanyahu có thể thúc đẩy tiến trình này và sẽ làm thay đổi cán cân trong khu vực để nhà nước Do Thái có thể phòng thủ chương trình hạt nhân của Iran nếu cần.
Với những gì đã thấy, chính quyền Trump rõ ràng không hề nới lỏng chiến dịch "gây áp lực tối đa" với Iran trong những tháng cuối cùng. Mỹ có kế hoạch áp đặt ngày càng nhiều lệnh trừng phạt trong những tuần tới, với mục tiêu gây khó khăn cho ông Biden trong việc quay lại Kế hoạch Hành động Toàn diện chung (JCPOA), thỏa thuận hạt nhân năm 2015.
Một số biện pháp trừng phạt của Mỹ sẽ nhắm vào các thực thể và cá nhân, một số khác sẽ nhắm vào những kẻ vi phạm nhân quyền và những biện pháp lại nhắm vào hệ thống tên lửa đạn đạo của Iran.
Về mặt kỹ thuật, những biện pháp trừng phạt này dễ dàng được triển khai. Có điều bất cứ điều gì ông Trump có thể làm chiểu theo quyền hành pháp đều có thể bị ông Biden đảo ngược.
Có điều, thực tế cho thấy chính quyền ông Biden khó thực hiện các bước cần thiết để tái gia nhập thỏa thuận hạt nhân với Iran. Cựu Đại sứ Israel tại Mỹ, Michael Oren cho biết chính quyền Trump đang trao cho ông Biden "món quà của đòn bẩy" khi tham gia các cuộc đàm phán và kêu gọi Tổng thống đắc cử không lãng phí nó.
Ông Oren cho rằng các cộng sự của ông Biden đang nỗ lực “lật tẩy” sự khoa trương quá đà mà chính quyền Trump công bố trong việc nỗ lực kiềm chế vũ khí hạt nhân của Iran.
Tuy nhiên, có điều rằng các chiến lược mà Israel và chính quyền ông Trump bí mật triển khai sẽ uy quyền và hiệu quả hơn nhiều trong việc bảo vệ Israel khỏi mối đe dọa từ Iran vào thời điểm này.