Đến thời điểm này, nhiều doanh nghiệp bắt đầu công bố chốt danh sách cổ đông để chi trả cổ tức. Nhiều doanh nghiệp bạo chi cổ tức cao nhờ vào kết quả kinh doanh tích cực và ngược lại...
Tới đây, CTCP May mặc Bình Dương (BDG) sẽ lấy ý kiến cổ đông trong tháng 11/2020 thông qua kế hoạch tăng chi trả cổ tức năm 2020 từ 5% lên 50%, trong đó tạm ứng 40% cổ tức vào tháng 12. Năm ngoái, công ty chi trả cổ tức với tỷ lệ 60%.
Tương tự, CTCP Bê tông ly tâm Thủ Đức (BTD) sẽ trả cổ tức năm 2019 bằng tiền mặt với tỷ lệ 40%, ngày đăng ký cuối cùng là 23/11/2020. Với hơn 6 triệu cổ phiếu đang lưu hành, BTD sẽ chi hơn 24 tỷ đồng để trả cổ tức.
Trong khi đó, ngày 10/11, Tổng CTCP Đức Giang (MGG) sẽ chốt danh sách cổ đông để thực hiện quyền nhận cổ tức năm 2019 bằng tiền mặt, tỷ lệ 35%. Với gần 9 triệu cổ phiếu đang lưu hành, số tiền mà MGG sẽ chi ra là 31,5 tỷ đồng. Thời gian thanh toán vào ngày 20/11.
Với CTCP Kinh doanh và Phát triển Bình Dương (TDC), doanh nghiệp này sẽ chốt danh sách cổ đông nhận cổ tức năm 2019 với tỷ lệ 10% vào ngày 20/11, dự kiến chi trả ngày 17/12. Hiện TDC có 100 triệu cổ phiếu đang lưu hành, tương ứng doanh nghiệp sẽ chi 100 tỷ đồng để trả cổ tức.
Cùng với đó, CTCP Tập đoàn Hóa chất Đức Giang (DGC) sẽ thực hiện tạm ứng cổ tức năm 2020 với tỷ lệ 15%. Thời gian chốt danh sách cổ đông trong tháng 12 và chi trả trong tháng 1/2021. DGC có 148,8 triệu cổ phiếu đang lưu hành nên số tiền dự kiến chi là 223 tỷ đồng.
Ngoài ra, một số doanh nghiệp khác thông báo sẽ chi trả cổ tức bằng tiền mặt trong thời gian tới như CTCP CIC 39 (C32), tỷ lệ 10%; CTCP Cao su Đà Nẵng (DRC), tỷ lệ 5%; CTCP Vinafreight (VNF), tỷ lệ 5%; CTCP Logistic Vinalink (VNL), tỷ lệ 7%…
Doanh nghiệp khỏe, cổ tức mới giá trị Cuối năm thường được coi là “mùa làm ăn” của các nhà đầu tư theo trường phái “ăn theo cổ tức”. Tuy nhiên, sức khỏe tài chính của doanh nghiệp vẫn là điểm mấu chốt mà nhà đầu tư quan tâm. Mảng kinh doanh chính của doanh nghiệp có tăng trưởng ổn định hay không là yếu tố được xem xét kỹ trước khi nhà đầu tư quyết định “chọn mặt gửi vàng”. Những doanh nghiệp duy trì việc chi trả cổ tức tiền mặt ở mức cao thường hoạt động hiệu quả và đây là yếu tố cốt lõi để cổ phiếu tăng giá bởi trong những năm qua, không ít doanh nghiệp không thể chi trả cổ tức đầy đủ như kế hoạch, thậm chí trì hoãn vì kết quả kinh doanh suy giảm, không có đủ nguồn tài chính để trả cổ tức. Theo đó, nhà đầu tư chịu thiệt hại vì cổ tức thấp và giá cổ phiếu giảm. |
Ricons chốt quyền trả cổ tức tiền mặt tỷ lệ 20% Hội đồng quản trị CTCP Tập đoàn Đầu tư Xây dựng Ricons vừa ra nghị quyết về việc thực hiện thanh toán cổ tức năm ... |
Tin tức doanh nghiệp niêm yết mới nhất ngày 2/11/2020 SAB báo kết quả kinh doanh trong 3 tháng (từ tháng 7/2020); Nhựa Bình Minh tăng 4% doanh thu trong quý III/2020; Sơn Hà Sài ... |
Lịch trả cổ tức đầu tháng 11/2020: MPC bạo chi 300 tỷ đồng giữa vụ kiện né thuế tôm Tuần mới từ 2/11 đến 9/11/2020, hàng loạt doanh nghiệp niêm yết thông báo chốt ngày giao dịch không hưởng quyền nhận cổ tức bằng ... |