GIÁO DỤC

Lý do Nga-Syria vội “giội lửa” vào Idlib trước khi ông Biden nhậm chức

23/11/2020 08:15

Ông Putin có lý do chính đáng khi nhận định rằng khi một Tổng thống Mỹ thuộc đảng Dân chủ, các biện pháp trừng phạt với Damascus và Moscow là điều khó tránh.

Theo Washington Examiner, Tổng thống Nga Vladimir Putin và Tổng thống Syria Bashar Assad dường như đang chuẩn bị một cuộc tấn công cuối cùng nhằm vào các chốt của lực lượng nổi dậy ở thành phố Idlib, Syria.

Để chuẩn bị cho cuộc tấn công thắng lợi, chính quyền Syria và các lực lượng quân sự Nga đã lập kế hoạch triển khai pháo hạng nặng nhằm vào các khu vực do phiến quân nắm giữ trên đường cao tốc M-4. Họ hy vọng sẽ giành được con đường cao tốc quanh thị trấn Ariha, để sau đó tiếp cận với đường 60A và khu vực đường phía bắc thành phố Idlib. Địa thế này sẽ cho phép các lực lượng quân đội chính phủ bao vây phiến quân và dứt điểm bằng các cuộc không kích và pháo binh lớn.

Tiêu điểm - Lý do Nga-Syria vội “giội lửa” vào Idlib trước khi ông Biden nhậm chức

Tổng thống Nga Putin và ông Joe Biden 

Chiến dịch tấn công thành phố Idlib được cho là có quy mô lớn gấp nhiều lần các đợt tấn công trước đây. Và cuộc tấn công này được triển khai với nhiều lý do.

Trước hết và quan trọng nhất, đó là vấn đề tài chính. Cả ông Putin và ông Assad đều muốn dẹp tan cuộc nổi dậy trước khi ông Joe Biden nhậm chức Tổng thống Mỹ. Nga đang gánh các khoản chi phí quân sự và tài chính lớn ở Syria trong bối cảnh nước này đã muốn cắt giảm khoản tiền này từ nhiều năm trước.

Đồng thời, chính quyền của ông Assad đang phải gánh các lệnh trừng phạt của Mỹ và nền kinh tế Syria tê liệt một phần vì điều này. Cuộc khủng hoảng kinh tế-chính trị ở Lebanon càng làm trầm trọng thêm những lo ngại này.

Về phần mình, ông Putin có lý do chính đáng khi nhận định rằng khi một Tổng thống Mỹ thuộc đảng Dân chủ và Thượng viện do đảng Cộng hòa kiểm soát, các biện pháp trừng phạt hơn nữa đối với Damascus và Moscow là điều khó tránh, đặc biệt nếu Nga và Syria tiến hành một cuộc tấn công đẫm máu vào Idlib.

Trong bối cảnh này, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cũng thay đổi kế hoạch ​​của ông với ông Putin. Trước đây, ông Putin đã tránh một cuộc tấn công toàn diện vào Idlib để giữ sự an tâm cho ông Erdogan. Tuy nhiên, những diễn biến gần đây khi ông Erdogan liên tục tiếp sức cho cuộc chiến của Azerbaijan nhằm vào người Armenia khiến người Nga không hài lòng.

Khi tất cả các bên đang thúc đẩy ngừng bắn, ông Erdogan dường như lại cổ vũ cho Azerbaijan tiếp tục cuộc chiến. Ankara làm điều này phần vì muốn trả đũa hoạt động gần đây của Nga khi Moscow liên tục thúc đẩy các hoạt động đi ngược lại lợi ích của Ankara quanh khu vực Idlib.

Bước ngoặt cho Syria

Sự can thiệp quân sự của Nga đã trở thành bước ngoặt cho Syria – nước chìm trong xung đột kể từ năm 2011.

Tháng 9/2014, Mỹ can thiệp quân sự vào Syria với cái cớ chống IS. Quân đội Mỹ dẫn đầu liên minh gồm nhiều nước trong và ngoài khu vực, trong đó có lực lượng đến từ Anh, Pháp, Jordan, Thổ Nhĩ Kỳ, Canada, Úc và cung cấp hỗ trợ cho phe nổi dậy Syria và Lực lượng Dân chủ Syria (SDF) do người Kurd lãnh đạo.

Tiêu điểm - Lý do Nga-Syria vội “giội lửa” vào Idlib trước khi ông Biden nhậm chức (Hình 2).

Sự can thiệp quân sự của Nga đã trở thành bước ngoặt cho Syria – nước chìm trong xung đột kể từ năm 2011.

Ngoài liên minh quốc tế do Mỹ dẫn đầu, hàng trăm ngàn tay súng từ Thổ Nhĩ Kỳ, Jordan, Lebanon và Iraq đã kéo sang Syria, ông Ghassan Kadi – chuyên gia Trung Đông và nhà phân tích chính trị gốc Syria nhớ lại.

“Họ được trang bị đầy đủ vũ khí và được huấn luyện bài bản. Nếu không sử dụng sức mạnh trên không, việc loại bỏ những lực lượng này sẽ là nhiệm vụ rất khó khăn” – ông Kadi nhấn mạnh.

Theo đánh giá của các nhà quan sát, động thái quân sự của Nga vào ngày 30/9/2015 được coi là một “bước ngoặt lớn”.

Vai trò lớn nhất mà Nga thực hiện về mặt quân sự là sử dụng sức mạnh trên không và sự tinh thông về cách chiến đấu trong môi trường đô thị dày đặc. Điều này đã tạo ra sự cân bằng quyền lực chống lại những kẻ xâm lược và có lợi cho quân đội Syria” – ông Kadi lưu ý.

Dưới sự yểm trợ của Lực lượng không gian vũ trụ Nga, Quân đội Ả rập Syria đã phá hủy những thành trì lớn của IS ngoại trừ tỉnh Idlib ở tây bắc đất nước vẫn còn nằm trong tay phe nổi dậy.

Sự hiện diện quân sự của Nga tại Syria và sự thành công của chiến dịch chống khủng bố trên không đã khiến bất kỳ cuộc tấn công tổng lực nào trong tương lai của NATO đều bị gạt sang một bên, chuyên gia Kadi nhận định.

Cùng chuyên mục