GIÁO DỤC

Lý do gì khiến Trung Quốc bất ngờ 'xả hàng' nợ Mỹ?

28/10/2020 13:59

TGVN. Xung đột giữa Mỹ và Trung Quốc cùng với mối đe dọa về các lệnh trừng phạt tài chính của Mỹ khiến cho Bắc Kinh càng chú trọng hơn vào việc giảm phụ thuộc vào đồng USD.

Lý do gì khiến Trung Quốc bất ngờ 'xả hàng' nợ Mỹ?
Trái phiếu chính phủ Mỹ luôn được đánh giá là tài sản trú ẩn an toàn cho trong bối cảnh kinh tế toàn cầu bất ổn. (Nguồn: SCMP)

Theo dữ liệu do Bộ Tài chính Mỹ, Trung Quốc - chủ nợ lớn nhất của Washington - đang bán mạnh trái phiếu kho bạc Mỹ trong ba tháng liên tiếp xuống 1,07 nghìn tỷ USD tính đến cuối tháng 8/2020. Đây là đợt bán nợ Mỹ mạnh nhất của Bắc Kinh trong vòng 3 năm trở lại đây, cụ thể là từ tháng 3/2017.

Theo SCMP, động thái bất ngờ này từ Trung Quốc được các chuyên gia đánh giá có thể là một “quân bài” nhằm mục đích đẩy nhanh việc đa dạng hóa dự trữ ngoại hối ngoài các tài sản bằng USD của Trung Quốc để đối phó với các lệnh trừng phạt tiềm tàng của Mỹ.

Theo Cục Quản lý Ngoại hối Nhà nước (SAFE) - cơ quan quản lý ngoại hối của Trung Quốc - cho biết, trong báo cáo thường niên gần đây nhất rằng tài sản bằng USD chiếm 58% dự trữ quốc gia vào năm 2015, không thay đổi so với một năm trước đó. Điều này có nghĩa là tài sản bằng USD chiếm khoảng 1,8 nghìn tỷ USD trong tổng dự trữ khoảng 3,14 nghìn tỷ USD của Trung Quốc.

Cũng từ đây, giới chuyên gia chỉ ra những dấu hiệu cho thấy, Trung Quốc có thể đang tăng cường đa dạng hóa danh mục dự trữ của mình.

Lượng mua trái phiếu chính phủ Nhật Bản của nước này trong năm nay đã đạt mức cao nhất trong ba năm rưỡi, đạt 1,46 nghìn tỷ yen (13,82 tỷ USD) trong giai đoạn từ tháng 4 đến tháng, tăng gấp 3,6 lần so với cùng kỳ năm trước.

Hồi tháng trước, tờ Global Times nhận định, Bắc Kinh có thể cắt giảm 20% lượng nắm giữ trái phiếu kho bạc Mỹ xuống 800 tỷ USD.

Lý do gì khiến Trung Quốc bất ngờ 'xả hàng' nợ Mỹ?

Ông Tan Yaling, Chủ tịch Viện nghiên cứu đầu tư ngoại hối Trung Quốc chia sẻ, những thay đổi đối với dự trữ ngoại hối của Trung Quốc là một phần của “quá trình đa dạng hóa” được cơ quan quản lý ngoại hối thông qua nhiều năm trước.

Dù vậy, ông Tan cũng nhấn mạnh rằng: “Chúng ta không nên theo đuổi một cách tiếp cận triệt để để khử USD - điều đó không tốt chút nào”.

Giáo sư He Qing của Đại học Nhân dân Trung Quốc, gần đây nhận định: “Nếu quyền tiếp cận của Trung Quốc với USD bị hạn chế, nó sẽ tác động đến hoạt động đầu tư ra nước ngoài, hoạt động dự trữ ngoại hối của Trung Quốc và dẫn đến biến động lớn hơn của tỷ giá đồng nhân dân tệ trong ngắn hạn”.

Trong khi đó, một số nhà nghiên cứu Trung Quốc cho rằng, vai trò tiền tệ chính trên trường thế giới của đồng bạc xanh đang dần bị suy yếu.

Giám đốc điều hành của Viện Nghiên cứu Tài chính Chongyang, ông Wang Wen, nói rằng, việc nới lỏng tiền tệ của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đang làm suy giảm niềm tin đối với đồng USD trên tư cách là đồng tiền thống trị thế giới.

Cuộc thương chiến Mỹ - Trung Quốc đang diễn ra và các lệnh trừng phạt đã buộc Trung Quốc phải thực hiện các bước nhằm giảm bớt sự phụ thuộc vào đồng USD của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới. Đặc biệt, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc cũng thường xuyên giảm tỉ trọng của nước này trong Kho bạc Mỹ.

Giờ đây, Trung Quốc cũng đang thúc đẩy quốc tế hóa đồng tiền của mình - đồng nhân dân tệ, với tham vọng có thể nằm “ngang hàng” trong rổ tiền tệ của IMF cùng với USD, đồng yen Nhật, đồng Euro và đồng bảng Anh.

Không những vậy, phía Bắc Kinh gần đây đã thực hiện các bước nhằm tăng cường đồng nhân dân tệ, bao gồm tích lũy dự trữ vàng, tung ra các hợp đồng tương lai bằng đồng nhân dân tệ và sử dụng đồng tiền này trong giao dịch với các đối tác quốc tế.

Bầu cử Mỹ 2020: Con trai ông Joe Biden đã làm gì 'mờ ám' ở Ukraine và Trung Quốc?

Bầu cử Mỹ 2020: Con trai ông Joe Biden đã làm gì 'mờ ám' ở Ukraine và Trung Quốc?

TGVN. Bộ trưởng Tư pháp Mỹ William Barr, ngày 20/10 đã nhận được một cuộc gọi từ Tổng thống Donald Trump, yêu cầu điều tra ...

Kinh tế thế giới nổi bật tuần qua (16-22/10): Nỗ lực tự chủ muộn màng của Trung Quốc, Việt Nam tăng hạng về chỉ số quyền lực ở châu Á

Kinh tế thế giới nổi bật tuần qua (16-22/10): Nỗ lực tự chủ muộn màng của Trung Quốc, Việt Nam tăng hạng về chỉ số quyền lực ở châu Á

TGVN. Nỗ lực tự chủ muộn màng của Trung Quốc, nhiều thành viên EU muốn hạn chế quyền lực của những 'người khổng lồ' công ...

Tin thế giới 20/10: '3 mẩu' Bộ Tứ diễn tập ở Biển Đông; Trung Quốc là nước đầu tiên 'hứng đòn' của Mỹ vì Iran; lý do gì khiến Nga-Anh lại 'hục hặc'?

Tin thế giới 20/10: '3 mẩu' Bộ Tứ diễn tập ở Biển Đông; Trung Quốc là nước đầu tiên 'hứng đòn' của Mỹ vì Iran; lý do gì khiến Nga-Anh lại 'hục hặc'?

TGVN. Mỹ-Nhật Bản-Australia tập trận ở Biển Đông, quan hệ Mỹ-Iran-Trung Quốc, căng thẳng ngoại giao Nga-Anh, Hiệp ước New START, xung đột Armenia-Azerbaijan, tình ...