Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) được ký kết trưa 15/11 sẽ bao phủ khoảng 1/3 GDP, 1/3 thương mại toàn cầu. Quy mô GDP như vậy là gấp đôi hiệp định CPTPP, vượt qua các khối thương mại |
Lần lượt, các bộ trưởng công nghiệp hoặc thương mại của từng nước đặt bút ký hiệp định, đứng cạnh chứng kiến là lãnh đạo cấp cao của nước đó - giữa tràng vỗ tay của các nước thành viên RCEP còn lại qua video. Các nước ASEAN ký trước, rồi đến các nước đối tác, theo thứ tự chữ cái. Ảnh: Hoàng Hà. |
“Sau đây, các nước sẽ phê chuẩn trong nội bộ để hiệp định RCEP có hiệu lực, phát huy tác dụng trong hệ thống 15 nước đã ký kết”, Thủ tướng nói tại họp báo chiều 15/11. Trong ảnh, lễ ký kết RCEP từ Myanmar được truyền trực tiếp cho đại biểu ở Hà Nội. Ảnh: Hoàng Hà. |
Chữ ký có thể được nhìn thấy qua màn hình. Bộ trưởng Công thương Trần Tuấn Anh cho biết nói mục tiêu nền tảng của RCEP bao gồm hài hòa thủ tục xuất xứ, thuận lợi hóa thương mại, kết nối các nền kinh tế. Về ảnh hưởng của RCEP tới Việt Nam, ông nói “chúng ta không có những cam kết đi xa hơn những cam kết đã có trong khuôn khổ FTA của ta với các đối tác... vì vậy sức ép cạnh tranh của hàng hóa đối với thị trường nội địa cũng không đặt quá nặng”. Ảnh: Hoàng Hà. |
Trả lời câu hỏi của Zing về bước tiếp theo của Hiệp định RCEP, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Quốc Dũng cho biết sau sự kiện ký kết ngày 15/11 sẽ tới giai đoạn phê chuẩn, và quy trình này phụ thuộc nội bộ từng nước. Trong ảnh, Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae In và Bộ trưởng Thương mại Yoo Myung Hee tại lễ ký RCEP từ Nhà Xanh ở Seoul. Ảnh: Korea Herald. |
“Phải đa số nước phê chuẩn thì hiệp định mới đi vào hiệu lực. Chúng tôi tin rằng về nhu cầu thì các nước đều có cả, nên các nước sẽ đẩy nhanh tiến trình phê chuẩn này”, ông Dũng nói. Trong ảnh, Thủ tướng Malaysia Tan Sri Muhyiddin Yassin và Bộ trưởng Thương mại và Công nghiệp Datuk Seri Mohamed Azmin Ali sau lễ ký. Ảnh: Bernama. |
Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long và Bộ trưởng Công nghiệp và Thương mại Chan Chun Sing. RCEP cũng đánh dấu lần đầu tiên các cường quốc ở Đông Á là Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc có FTA. Đây là khung thương mại tự do đầu tiên của Nhật Bản với hai nước láng giềng, hai đối tác thương mại quan trọng là Trung Quốc và Hàn Quốc. “Lần đầu tiên, Trung Quốc và Nhật Bản đạt được thỏa thuận giảm thuế chung, đạt được đột phá lịch sử”, Bộ Tài chính Trung Quốc cho biết trong một thông cáo. Ảnh: Bộ Thông tin và Truyền thông Singapore. |
Hiệp định hiện không bao gồm Ấn Độ. Nước này tham gia đàm phán từ năm 2013, nhưng đã ngưng đàm phán vào năm ngoái do lo ngại về thâm hụt thương mại, và đến nay chưa quay trở lại bất chấp nỗ lực mời gọi của Nhật Bản, theo Nikkei Asia. Trong ảnh, Phó thủ tướng Campuchia, kiêm Bộ trưởng Kinh tế và Tài chính Aun Pornmoniroth chứng kiến lễ ký. Ảnh: Agence Kampuchea Press (AKP). |
Sau lễ ký các bộ trưởng và nguyên thủ các nước cùng đứng lên để chụp ảnh kỷ niệm qua 16 màn hình video trực tuyến, gồm 15 nước thành viên RCEP và Ban thư ký ASEAN. Ảnh: Korea Times. |