GIÁO DỤC

Gần 2.000 người chết mỗi ngày do siêu vi khuẩn kháng thuốc

25/11/2020 21:15

Mỗi ngày, thế giới có trung bình gần 2.000 người chết vì siêu vi khuẩn kháng thuốc. Nếu không có biện pháp ngăn chặn, con số tử vong có thể tăng lên gấp 15 lần vào năm 2050.

gan 2000 nguoi chet moi ngay do sieu vi khuan khang thuoc

Hiện nay, 50% lượng thuốc kháng sinh được bán tại nhà thuốc và 90% nhà thuốc ở Việt Nam bán không cần đơn bác sĩ. Ngay tại bệnh viện, có 1/3 bệnh nhân điều trị nội trú sử dụng thuốc kháng sinh thiếu chỉ định hợp lý. Đó là cảnh tỉnh của thạc sĩ - dược sĩ Huỳnh Phương Thảo, Trưởng khoa Dược, Bệnh viện Nhiệt đới TPHCM tại buổi hội thảo Phòng, chóng kháng thuốc diễn ra vào ngày 21/11.

Kể từ khi phát hiện ra viên thuốc kháng sinh đầu tiên - penicillin vào năm 1928 đến nay, hàng trăm loại kháng sinh đã được đưa vào sử dụng. Thuốc kháng sinh đánh dấu kỷ nguyên phát triển mới của y học, điều trị được các bệnh về nhiễm khuẩn. Tính đến hiện tại đã có hơn 40 loại thuốc kháng sinh được sử dụng ở người.

gan 2000 nguoi chet moi ngay do sieu vi khuan khang thuocTiến sĩ - bác sĩ Nguyễn Văn Vĩnh Châu, Chủ tịch liên chi hội truyền nhiễm, Giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TPHCM cho rằng việc sử dụng kháng sinh có lợi ích to lớn trong điều trị bệnh nhiễm khuẩn cho người và thú y khi được kê đơn. Tuy nhiên, hiện nay việc sử dụng thuốc kháng sinh diễn ra rộng rãi, kéo dài và bị lạm dụng gây ra tình trạng kháng kháng thuốc. Điều này dẫn đến việc sử dụng thuốc điều trị đặc hiệu sẽ không hiệu quả, làm nhiễm khuẩn kéo dài và có thể lây lan cho người khác.

Bác sĩ Châu dẫn chứng: “Trường hợp gây chấn động dư luận gần đây là bệnh nhân thứ 91 (phi công người Anh) mắc bệnh COVID-19. Bệnh nhân bị viêm phổi nặng, việc khó khăn trong điều trị là do vi khuẩn kháng thuốc.”

Việc lạm dụng thuốc kháng sinh gây ra kháng thuốc buộc con người phải tìm ra loại kháng sinh mới để khống chế siêu vi khuẩn kháng thuốc. Nếu tình trạng kháng thuốc kéo dài mà không có kháng sinh mới không chế, khi đó con người chỉ dựa với sức đề kháng mà chiến đấu với vi khuẩn.

Trong khi hàng ngày con người phải đối mặt với vô số căn bệnh do vi khuẩn gây ra như: nhiễm trùng da, mụn trứng cá, bệnh đường hô hấp, ngộ độc thực phẩm, bệnh lỵ, tay chân miệng...

Ở Việt Nam phần lớn các cơ sở y tế đang đối mặt với tốc độ lan rộng các vi khuẩn kháng với nhiều loại kháng sinh. Không có thuốc điều trị, bệnh sẽ nặng hơn, thời gian chữa trị lâu hơn và tử vong. Chi phí điều trị, chăm sóc người bệnh tốn kém hơn.

Người thành thị cũng nhiễm kháng sinh trong chăn nuôi

PGS. TS Ngô Thị Hoa - Đơn vị Nghiên cứu Lâm sàng Đại học Oxford (OUCRU) cảnh tỉnh: Lượng kháng sinh sử dụng trong chăn nuôi chiếm đến 70% (ước lượng 63.000 - 240.000 ngàn tấn/ năm) cho 3 mục đích chính là tăng trưởng, điều trị, phòng bệnh. Do đó, tỷ lệ nhiễm kháng sinh từ động vật đến người đang chiếm tỷ lệ khá cao. Có đến 1/3 nông dân chăn nuôi bị nhiễm vi khuẩn kháng thuốc từ động vật. Lượng kháng sinh sử dụng ở heo chiếm cao nhất, sau đó tời bò và gà.

Việc sử dụng động vật chứa kháng sinh nên có tới 10% người dân ở thành thị không chăn nuôi vẫn nhiễm vi khuẩn kháng thuốc. Vì vậy, việc lạm dụng thuốc kháng sinh trong chăn nuôi có nguy cơ lây nhiễm vi khuẩn kháng thuốc cho người chăn nuôi và cộng đồng.

Theo phunuonline