GIÁO DỤC

Đại dịch Covid-19 khiến nợ toàn cầu tăng vượt 272 nghìn tỷ USD

22/11/2020 11:17

IIF cũng khẳng định rằng nợ trên toàn cầu sẽ vượt ngưỡng kỷ lục trong những tháng tới và chạm mức 277 nghìn tỷ USD trước thời điểm cuối năm nay.

photo1605876972065-16058769724231984336569

Đại dịch Covid-19 khiến nợ toàn cầu tăng vượt 272 nghìn tỷ USD.

Rủi ro với các nhà đầu tư cũng như các nền kinh tế phát triển đang tăng dần lên, nợ nần tăng cao trong bối cảnh đại dịch Covid-19, theo tuyên bố của giám đốc Viện Tài chính Quốc tế (IIF) được CNBC trích đăng.

Theo tính toán của IIF, cuộc khủng hoảng đại dịch Covid-19 đã đẩy nợ trên toàn cầu lên ngưỡng cao mới trên 272 nghìn tỷ USD trong quý 3/2020. IIF cũng khẳng định rằng nợ trên toàn cầu sẽ vượt ngưỡng kỷ lục trong những tháng tới và chạm mức 277 nghìn tỷ USD trước thời điểm cuối năm nay.

Chính phủ các nước trên khắp toàn cầu đã phải chi tiêu mạnh tay vào các gói kích thích tài khóa nhằm hỗ trợ cho người tiêu dùng và doanh nghiệp trong bối cảnh đại dịch Covid-19 gây tổn hại nặng nề đến các nền kinh tế.

Giám đốc điều hành bộ phận chính sách toàn cầu tại IIF, bà Sonja Gibbs, nói với CNBC trong ngày thứ Sáu rằng một trong những yếu tố gây lo lắng nhiều nhất chính là thị trường các nước phát triển, vốn đang chật vật với tình trạng tăng trưởng chững lại và nợ tăng cao cùng lúc.

"Tại các thị trường đã phát triển, nợ vẫn tiếp tục tăng. Chẳng chính phủ nào đang dễ quản lý với bối cảnh hiện nay cả. Nói cách khác, khi mà tăng trưởng kinh tế ở mức cao, chính phủ các nước đã không quản lý tốt nợ giờ đây, kinh tế khó khăn, nợ nần còn cao hơn nữa", bà Sonja Gibbs nhận định với CNBC.

Trong thời kỳ đại dịch Covid-19, chính phủ các nước phát triển đương đầu với cuộc khủng hoảng kép, họ đương đầu với tăng trưởng kinh tế thấp, cùng lúc đó nợ nần tăng cao lên, có khi nợ tăng đến gấp rưỡi.

Bà Gibbs nói: "Trong dài hạn, rủi ro từ các thị trường phát triển chính là rủi ro kinh tế trì trệ, tăng trưởng thấp và lãi suất thấp vô thời hạn, vấn đề đó không hề nhỏ".

Bà Gibbs cũng nói đến nhiều rủi ro mà nhà đầu tư phải đối mặt khi lựa chọn đầu tư vào trái phiếu chính phủ để tìm kiếm sự ổn định.

Trung Quốc đã chính thức bán trái phiếu chính phủ lợi suất âm trong tuần này sau khi Anh làm điều này lần đầu tiên vào tháng 5/2020. Lợi suất trái phiếu chính phủ tại châu Âu thậm chí còn rơi xuống mức không hoặc âm khi mà ngân hàng trung ương các nước giữ lãi suất ở mức thấp.

"Đây là một trong những rủi ro lớn nhất đi kèm với nợ cao và đang tăng dần. Lợi suất thậm chí còn âm ngay cả tại Trung Quốc", bà Gibbs nhận định.

(Theo Nhịp sống doanh nghiệp)