GIÁO DỤC

Có 3 biểu hiện này dễ sinh non hơn bình thường, mẹ bầu chú ý nhé

Đăng bởi Quỳnh Trang/Theo Sohu

29/12/2020 14:59

Trẻ sinh non thường có cơ thể và sức khoẻ yếu hơn so với trẻ sinh đủ tháng. Vậy những kiểu mẹ bầu nào dễ sinh non hơn so với bình thường?

Các mẹ bầu đều mong 10 tháng thai kỳ của mình đều suôn sẻ. Tuy nhiên, cũng có những kiểu mẹ bầu dễ sinh non hơn mức bình thường. Như chúng ta đã biết, sức khỏe của trẻ sinh non chắc chắn không tốt bằng trẻ sinh đủ tháng. Vậy trường hợp mẹ bầu nào dễ sinh non hơn mức bình thường?

Nhiễm trùng khi mang thai

Hiện nay, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng nguyên nhân sinh non có liên quan mật thiết đến các bệnh nhiễm trùng khi mang thai. Có nhiều loại nhiễm trùng và hậu quả của các loại nhiễm trùng khác nhau là khác nhau. Nói chung, nhiễm trùng toàn thân, nhiễm trùng trong tử cung và nhiễm trùng trong vùng chậu là các dạng nhiễm trùng phổ biến nhất.

Trong quá trình mang thai, mẹ và thai nhi được kết nối với nhau qua đường máu. Khi cơ thể xuất hiện nhiễm trùng, bạch cầu sẽ tăng lên, xâm lấn màng ối, gây vỡ màng ối sớm, dẫn đến sinh non.

Tất tần tật những việc mẹ bầu nên làm và cần tránh để có một thai kì khỏe  mạnh

Ảnh minh họa nguồn internet

Các vấn đề ở tử cung

Ngoài yếu tố viêm nhiễm, các vấn đề về tử cung cũng là thủ phạm dẫn đến việc em bé bị sinh non. Ngoài ra còn có nhiều vấn đề về tử cung. Những bà mẹ mang thai bị dị tật ở tử cung cũng có nguy cơ sinh non cao hơn mức bình thường

Ngoài ra, những mẹ bầu đã từng sinh non, sẩy thai, mổ tử cung trước đó thì khả năng sinh non cao hơn những mẹ bầu khác.

Các lý do khác khi mang thai

Hơn nữa, mẹ bầu gặp nhiều biến chứng khác nhau khi mang thai 3 tháng giữa như tăng huyết áp thai kỳ, tiểu đường… cũng sẽ làm tăng khả năng sinh non. Ngoài ra, những mẹ bầu có vóc dáng thấp bé, thiếu máu, nhẹ cân hoặc thói quen sinh hoạt không lành mạnh, hút thuốc và uống rượu trong thời gian dài, cũng dễ sinh non.

Kiểm tra sớm khi mang thai

Tất nhiên, một số mẹ bầu cũng muốn biết liệu con mình có sinh non hay không, và chuẩn bị trước. Trên thực tế, bạn nên khám bệnh để xác định rõ ràng.

Ngoài ra, siêu âm đầu dò cũng có thể giúp thăm dò cổ tử cung. Nếu chiều dài cổ tử cung vượt quá 30 mm ở tuần thứ 22-24 nghĩa là khả năng đẻ non không cao nhưng nếu nhỏ hơn 30, thậm chí 25 mm thì có nghĩa là khả năng sinh non cao.

Nếu muốn tránh sinh non mẹ bầu phải chú ý đến chế độ dinh dưỡng của bản thân khi mang thai, vận động hợp lý, đảm bảo sức khỏe, tránh các biến chứng khi mang thai cũng như nguy cơ mắc bệnh. Hãy tạo môi trường an toàn nhất cho chính bạn và em bé của bạn có thể ngăn ngừa sinh non.

Quỳnh Trang/Theo Sohu