GIÁO DỤC

Sức mạnh chứng khoán Việt - nội lực của nhà đầu tư trong nước

21/10/2020 21:36

Bất chấp chịu tác động tiêu cực bởi đại dịch COVID-19, thị trường chứng khoán (TTCK) năm 2020 đến thời điểm này đã gây bất ngờ cũng như đã ghi nhận những kết quả ngoài mong đợi khi VN-Index hồi phục trở lại ngưỡng trước COVID-19...

"Sóng" giao dịch của nhà đầu tư F0

suc manh chung khoan viet noi luc cua nha dau tu trong nuoc
Bà Tạ Thanh Bình, Vụ trưởng Vụ Phát triển Thị trường chứng khoán - Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (ngồi giữa) đánh giá tổng quan tình hình thị trường

Chia sẻ tại Tọa đàm “Sự vươn lên của thị trường chứng khoán Việt Nam hậu Covid 19”, do Tạp chí điện tử Kinh tế Chứng khoán Việt Nam tổ chức sáng ngày 21/10, bà Tạ Thanh Bình, Vụ trưởng Vụ Phát triển Thị trường chứng khoán, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) nhận định: "2020 có lẽ là năm đầy biến động của TTCK Việt. Trong bối cảnh đó, cái được lớn nhất của thị trường không chỉ là sự phục hồi về điểm số, quy mô mà chính là sự thể hiện nội lực mạnh mẽ của nhà đầu tư trong nước".

Bà Bình chia sẻ thêm, nếu như trước năm 2020, nhà đầu tư nước ngoài thường có tác động mạnh mẽ trực tiếp đến thị trường, thậm chí diễn biến được dự đoán trước theo diễn biến vào - ra của dòng vốn ngoại thì năm nay câu chuyện này đã không còn phụ thuộc nhiều.

Liên quan đến sự vùng dậy của dòng vốn nội, ông Nguyễn Sơn, Chủ tịch HĐQT Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam (VSD) nhận định, chứng khoán Việt Nam đã có sự tăng trưởng trở lại, đặc biệt là về thanh khoản trong vài tháng gần đây sau khi tính hình dịch COVID-19 trong nước đã và đang được kiểm soát khá tốt khiến thanh khoản có sự đột biến.

“Tôi tham gia TTCK hơn 20 năm nhưng đây là lần đầu tiên chứng kiến thanh khoản trên thị trường cổ phiếu đạt tới 7.000 - 10.000 tỷ đồng/phiên. Đây là diễn biến đáng mừng”, ông Sơn nói.

Cũng nhận định tương đồng, ông Bùi Hoàng Hải, Vụ Quản lý chào bán chứng khoán, UBCKNN cho rằng, diễn biến của thị trường hiện rất tốt so với kỳ vọng. “Tuy nhà đầu tư nước ngoài còn kêu ca một số điều nhưng trên thực tế họ đang đầu tư nhiều vào Việt Nam. Trong khu vực Đông Nam Á, tỷ lệ giá trị đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài trên vốn hóa chỉ thấp hơn 2 nước là Singapore và Malaysia, thậm chí có thời điểm bằng Malaysia.

Trong năm 2020, tuy tình trạng nhà đầu tư ngoại rút vốn ra khỏi các thị trường mới nổi xảy ra tương đối nghiêm trọng, nhưng động thái tại Việt Nam không đáng kể với giá trị hiện khoảng 4.000 - 5.000 tỷ đồng”, ông Hải cho hay.

Thị trường chứng khoán đã tăng “nóng”?

Thanh khoản cũng như các chỉ số có sự tăng trưởng khá ấn tượng nhờ vào lớp nhà đầu tư cá nhân lần đầu tham gia thị trường (F0). Câu hỏi đặt ra là điều này đã khiến thị trường có sự tăng trưởng “nóng” và rủi ro cho các chỉ số khi dòng vốn này rút khỏi thị trường?

suc manh chung khoan viet noi luc cua nha dau tu trong nuoc
TS Lê Đức Khánh tại Tọa đàm

Ông Lê Đức Khánh, Giám đốc Phòng phát triển Năng lực đầu tư, Công ty chứng khoán VPS nhìn nhận, số lượng tài khoản nhà đầu tư cá nhân mở mới ở các công ty chứng khoán tăng nhưng mức tăng này là không đáng kể so với quy mô dân số hơn 96 triệu người.

“Qua trao đổi với nhà đầu tư, chúng tôi ghi nhận họ vẫn có xu hướng nhìn về dài hạn. Trong bối cảnh lãi suất tiết kiệm giảm, nguồn tiền ngân hàng dư cung, nhà đầu tư chưa nhìn thấy kênh đầu tư nào hấp dẫn hơn nên tham gia TTCK, kể cả phái sinh lẫn chứng quyền có đảm bảo. Hiện nhà đầu tư sử dụng đòn bẩy tài chính chưa cao. Điều này thể hiện qua tỷ lệ họ vay margin chưa có gì tăng cao. Do đó, chưa có gì quá nóng với diễn biến của TTCK hiện nay...”, ông Khánh phân tích.

Cho rằng với dòng vốn sẵn sàng tham gia thị trường còn dồi dào, mặt bằng giá nhiều cổ phiếu, nhóm ngành tốt vẫn còn thấp so với giá trị sổ sách, triển vọng tăng trưởng kinh tế từ nay đến cuối năm khá tích cực khi GDP dương, ông Khánh cho rằng cơ hội đầu tư trên TTCK từ nay đến cuối năm vẫn còn.

“VN-Index có khả năng đạt 980 - 1.000 điểm vào cuối năm. Trong bối cảnh tổng cầu của nền kinh tế còn yếu, CPI tương đối thấp, tiền dư trong hệ thống ngân hàng còn nhiều, việc không thay đổi chính sách tiền tệ ít nhất là trong năm 2021 có nghĩa là dòng tiền rẻ tiếp tục dư thừa và đi tìm kiếm cơ hội đầu tư.

Trong bối cảnh thế giới và Việt Nam hiện tại khó tìm ra kênh đầu tư nào hấp dẫn hơn, TTCK sẽ còn thu hút nhà đầu tư tham gia. Triển vọng của thị trường đến giữa năm 2021 là tương đối sáng...”, ông Khánh lạc quan.

Chứng khoán phiên sáng ngày 21/10: VN-Index mất điểm trước giờ nghỉ

Về nửa cuối phiên giao dịch sáng ngày 21/10/2020, lực bán gia tăng mạnh đã đẩy VN-Index rơi dần đều và đóng cửa trong sắc ...

Tin tức doanh nghiệp niêm yết mới nhất ngày 21/10/2020

Bột Giặt LIX báo doanh thu quý III/2020; Phân bón Dầu khí Cà Mau chốt ngày giao dịch không hưởng quyền trả cổ tức năm ...

Lịch chốt quyền cổ tức bằng tiền của 16 doanh nghiệp

Thêm 16 doanh nghiệp trong đó có NTP, LLM, SB1, CNC, ICC, DCG,... vừa công bố lịch chốt quyền nhận cổ tức bằng tiền năm ...