Ảnh minh họa (Nguồn: Internet) |
Trả lời câu hỏi của đại biểu Trần Văn Cường (Đồng Tháp) về tình trạng tín dụng đen, Bộ trưởng Công An Tô Lâm cho biết đã "trấn áp rất mạnh" tội phạm lĩnh vực này trong hai năm 2018-2019 và đạt được nhiều kết quả.
"Cho đến nay, chúng tôi đánh giá tội phạm liên quan đến tín dụng đen đã được kiềm chế. Nhiều chỗ đối tượng không dám hoạt động, dừng hoặc hoạt động cầm chừng", Bộ trưởng Công An nhận xét.
Dù vậy, đánh giá tình hình chung, ông Lâm cho rằng còn tiềm ẩn nhiều rủi ro, nhất là cho vay qua mạng Internet và những nhu cầu tín dụng đen vẫn nhiều. Do đó, tội phạm vẫn còn "đất" để hoạt động mạnh.
Về giải pháp, người đứng đầu ngành Công An cho rằng, cần tiếp tục đa dạng hóa các hình thức cho vay tiêu dùng, tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân. Đồng thời, cơ quan chức năng cần siết chặt quản lý tín dụng, không để các đối tượng lợi dụng nguồn tiền từ ngân hàng đưa ra hoạt động tín dụng đen.
Bộ trưởng Công An Tô Lâm tại phiên họp Quốc hội |
Ngoài ra, theo ông Lâm, một giải pháp khác là xây dựng hành lang pháp lý để quản lý các hoạt động tín dụng cho vay qua mạng Internet. "Các loại đối tượng tận dụng được điều kiện này trong khi chúng ta lại chưa tận dụng được vấn đề đó", người đứng đầu ngành Công An nhận xét.
Riêng về pháp luật, Bộ trưởng Tô Lâm đề nghị khẩn trương có hướng dẫn để giải quyết khó khăn, vướng mắc liên quan đến xử lý tội phạm, vi phạm pháp luật về tín dụng đen.
"Phạm vi giữa dân sự và hình sự rất mong manh. Quan hệ vay tín dụng và thỏa thuận mức lãi thông thường là quan hệ dân sự, có sự đồng ý của hai bên, nhưng đi quá phạm vi của việc đó hoặc có dấu hiệu lừa đảo thì lại là phạm vi xử lý hình sự", Bộ trưởng Tô Lâm cho biết.
Ngoài ra, mức lãi suất cao cũng chưa chắc đã là vi phạm về hình sự vì do hai bên thỏa thuận với nhau. "Vì vậy, trong xử lý về tín dụng đen cũng có những khó khăn, vướng mắc về hình sự. Chúng tôi sẽ tổng kết và có báo cáo", ông nói.
Thực tế thời gian qua, khi cơ quan chức năng mạnh tay với các tổ chức cho vay nặng lãi dưới dạng tín dụng đen công khai, thì trên mạng Internet và kho ứng dụng (app) trên điện thoại, tín dụng đen lại nở rộ.
Chỉ cần tải app về điện thoại, người vay không cần tài sản thế chấp, chỉ cần vài thao tác đơn giản đã có được các khoản vay với phí rất cao. Khi chậm trả, lập tức người vay bị "khủng bố" bằng nhiều hình thức.
Nhìn nhận thực trạng này, các chuyên gia cũng cho rằng do hành lang pháp lý chưa có nên tiềm ẩn nhiều rủi ro, biến tướng, như: lãi suất lên tới trên 100% mỗi năm; lừa đảo trà trộn lẫn tín dụng đen, đòi nợ kiểu "xã hội đen"... diễn biến phức tạp.
Bản tin tài chính ngân hàng 11/11: Thêm HDBank được chấp thuận tăng vốn điều lệ Bản tin tài chính ngân hàng ngày 11/11/2020 do Tạp chí điện tử Kinh tế Chứng khoán Việt Nam cập nhật có những nội dung ... |
OceanBank vẫn loay hoay với nợ xấu nghìn tỷ... Hàng nghìn tỷ đồng nợ xấu được OceanBank đem đấu giá từ đầu năm đến nay. Sau nhiều lần rao bán bất thành, giá của ... |
Thị trường liên ngân hàng sôi động những tháng cuối năm Theo thông tin từ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) về tình hình hoạt động ngân hàng tuần từ 26-30/10/2020, doanh số giao dịch ... |
Link nội dung: https://phano.net.vn/bo-truong-cong-an-tin-dung-den-da-duoc-kiem-che-a9781.html