Công ty chứng khoán BIDV - BSC
Cân nhắc chốt lãi khi cổ phiếu PTB tiệm cận vùng 69-70
Cổ phiếu PTB của CTCP Phú Tài đang nằm trong xu hướng hồi phục sau nhịp điều chỉnh xuống gần ngưỡng hỗ trợ 50.0.
Thanh khoản cổ phiếu vượt ngưỡng trung bình 20 phiên, đồng thuận với đà tăng giá của cổ phiếu.
Chỉ báo MACD và chỉ báo RSI đều đang ủng hộ nhịp hồi phục. Đường giá cổ phiếu cũng đã vượt lên dải mây Ichimoku, cho thấy xu hướng tăng giá trung hạn đã hình thành.
Như vậy, nhà đầu có thể mở vị thế cổ phiếu quanh ngưỡng giá 54.0 và cân nhắc chốt lãi khi cổ phiếu tiệm cận vùng 69-70, cắt lỗ nếu mất ngưỡng hỗ trợ 50.0.
Công ty chứng khoán Bản Việt - VCSC
Khuyến nghị mua IMP với giá mục tiêu 70.000 đồng/CP
Trong tháng 10/2020, doanh thu CTCP Dược phẩm IMEXPHARM (IMP) đã tăng 4% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 119 tỷ đồng; trong khi lợi nhuận trước thuế tăng mạnh 15%, đạt 21 tỷ đồng. Trong 10 tháng 2020, doanh thu thuần đi ngang đạt 1 nghìn tỷ đồng trong khi lợi nhuận trước thuế tăng mạnh 21% YoY đạt 189 tỷ đồng.
Kết quả kinh doanh tháng 10 cho thấy sự cải thiện so với mức giảm doanh thu 8% trong quý 3/2020 khi các gián đoạn kinh tế do dịch COVID-19 giảm dần. Doanh thu kênh bán nhà thuốc tăng mạnh 25% (so với mức giảm 16% trong 9 tháng 2020) trong tháng 10 nhờ lượng khách hàng đến các nhà thuốc cao hơn và hoạt động khuyến mại của IMP gia tăng.
Mặt khác, kênh bán bênh viện giảm mạnh 39% trong tháng 10, chủ yếu do thời gian giao các đơn hàng. Chúng tôi lưu ý rằng doanh thu bệnh viện trong tháng 10 năm 2019 cũng chỉ chiếm khoảng 17% doanh thu bệnh viện của quý 4.
Trong 10 tháng 2020, doanh thu kênh bán nhà thuốc giảm 10% (62% doanh thu sản phẩm tự sản xuất) trong khi doanh thu kênh bệnh viện tăng mạnh 40% (38% doanh thu sản phẩm tự sản xuất).
Kết quả kinh doanh này tương đồng với kỳ vọng của chúng tôi khi doanh thu và lợi nhuận trước thuế 10 tháng 2020 đã hoàn thành lần lượt 71% và 72% dự báo tương ứng của chúng tôi. Chúng tôi lưu ý rằng tổng tháng 11 và tháng 12 đóng góp lần lượt 29%/30% doanh thu/lợi nhuận trước thuế năm 2019 trước khi phân bổ cho quỹ Khoa học & Phát triển (sẽ không còn phân bổ cho quỹ này từ năm 2020 trở đi).
Chúng tôi hiện có khuyến nghị mua dành cho IMP với giá mục tiêu 70.000 đồng/CP, tương ứng với tổng mức sinh lời dự phòng 36,2%, bao gồm lợi suất cổ tức 2,9%.
Khuyến nghị mua POW với giá mục tiêu 12.000 đồng/CP
Tổng công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam (POW) công bố thông cáo báo chí cho biết tổng sản lượng điện thương phẩm tháng 10/2020 đạt 1 tỷ kWh (-54% YoY).
Kết quả kinh doanh thấp này chủ yếu đến từ (1) sản lượng hợp đồng thấp hơn tại NT1, (2) đóng cửa nhà máy để thực hiện trung tu theo kế hoạch tại NT2, (3) sản lượng trên thị trường phát điện cạnh tranh (CGM) thấp do giá CGM kém hấp dẫn và (4) lượng mưa lớn tại miền Trung khiến nhà máy điện than Vũng Áng 1 chỉ phát khoảng 47% sản lượng hợp đồng trong tháng 10/2020.
Nhìn chung, tổng sản lượng điện thương phẩm 10 tháng năm 2020 của POW đạt 16,1 tỷ kWh (giảm 14% so với cùng kỳ năm ngoái), hoàn thành 76% dự báo năm 2020 của chúng tôi và thấp hơn kỳ vọng của chúng tôi.
Hoạt động trung tu của NT2 bị trễ so với kỳ vọng của chúng tôi. Theo POW, việc trung tu của NT2 đã bắt đầu từ ngày 15/09 và hoàn thành vào ngày 19/10, cho thấy nhà máy điện này chỉ hoạt động 13 ngày trong tháng 10 so với kỳ vọng của chúng tôi cho rằng quá trình trung tu sẽ hoàn tất trong tháng 9. Theo NT2, việc trì hoãn này đến từ các lệnh hạn chế di chuyển liên quan đến dịch COVID-19 khiến kỹ thuật viên nước ngoài đến Việt Nam trễ hơn dự kiến.
Theo POW, dù được giao sản lượng hợp đồng là 533 triệu kWh, nhà máy Vũng Áng 1 chỉ phát 248 triệu kWh trong tháng 10. Theo chúng tôi, diễn biến kinh doanh kém tích cực của nhà máy Vũng Áng 1 (tại miền Trung) đến từ nguồn cung điện có chi phí thấp dồi dào từ các nhà máy thủy điện lân cận khi nhiều đợt bão lớn diễn ra tại khu vực này.
Theo quan điểm của chúng tôi, mức giảm này không có tác động đáng kể nào đến lợi nhuận của nhà máy Vũng Áng 1 khi EVN sẽ vẫn phải thanh toán cho sản lượng hợp đồng mà EVN không huy động, theo hợp đồng mua bán điện.
Sản lượng thủy điện của POW đạt 141 triệu kWh trong tháng 10, tăng 15% so với tháng trước và 76% so với cùng kỳ năm ngoái. Tăng trưởng sản lượng điện thương phẩm mạnh mẽ chủ yếu đến từ tăng trưởng sản lượng gia tăng của nhà máy thủy điện Đắk Đrinh, nhờ lượng mưa lớn hơn tại miền Trung.
Trong khi đó, mực nước tại hồ chứa của nhà máy thủy điện Hủa Na (miền Nam) duy trì thấp hơn kỳ vọng của công ty, cho thấy khả năng công ty không đạt mục tiêu sản lượng điện thương phẩm năm 2020 đã đề ra và sự phục hồi sản lượng khiêm tốn trong năm 2021.
Chúng tôi hiện có giá mục tiêu 12.000 đồng/CP cho POW, tương ứng tổng mức sinh lời dự phóng 23%, bao gồm lợi suất cổ tức 3%.
Khuyến nghị mua BMP với giá mục tiêu 64.600 đồng/CP
Chúng tôi giữ khuyến nghị mua dành cho CTCP Nhựa Bình Minh (BMP) trong khi nâng giá mục tiêu thêm 5% đạt 64.600 đồng/CP, do 1) mức điều chỉnh tăng 7% trong lợi nhuận sau thuế sau lợi ích cổ đông thiểu số trung bình giai đoạn 2020-2024, 2) cập nhật mô hình định giá mục tiêu theo chiết khấu dòng tiền và 3) WACC thấp hơn do giả định chi phí vốn thấp hơn.
Chúng tôi nâng dự báo lợi nhuận sau thuế sau lợi ích cổ đông thiểu số 2020 thêm 9% lên 504 tỷ đồng (tăng 19% so với năm ngoái) khi chúng tôi nâng biên lợi nhuận gộp 2020 nhờ chi phí nhựa đầu vào cao hơn dự kiến trong quý 3/2020, giúp bù đắp cho dự phóng chi phí SG&A cao hơn. Dù vậy, chúng tôi kỳ vọng tác động của giá nhựa thấp có thể giảm dần trong quý 4/2020 khi giá nhựa đã phục hồi kể từ tháng 6/2020.
Chúng tôi dự báo lợi nhuận sau thuế sau lợi ích cổ đông thiểu số đạt 510 tỷ đồng (đi ngang so với cùng kỳ năm ngoái) khi chúng tôi kỳ vọng biên lợi nhuận gộp sẽ giảm từ mức sơ cao dự phóng 2020, sẽ phần nào được bù đắp bởi chi phí SG&A thấp hơn và tăng trưởng sản lượng ổn định.
Chúng tôi kỳ vọng các kế hoạch tối ưu hóa kinh doanh trong giai đoạn 2019-2020 sẽ tương ứng mang lại biên lợi nhuận ổn định hơn trong dài hạn. Do đó, chúng tôi dự phóng tốc độ tăng trưởng kép (CAGR) lợi nhuận sau thuế sau lợi ích cổ đông thiểu số đạt 3% cho BMP trong giai đoạn 2020-2025. Chúng tôi lưu ý rằng 2020 là mức cơ sở cao do giá nhựa đầu vào thấp bất thường.
Chúng tôi tiếp tục cho rằng định giá hiện tại của BMP với P/E dự phóng 2020/2021 đạt lần lượt 10,0/9,9 lần (dựa theo dự báo của chúng tôi) là hấp dẫn so với mức P/E trượt trung bình 6 tháng của các công ty ngành là 13,1 lần trong bối cảnh bảng cân đối kế toán lành mạnh và khả năng sinh lời vượt trội so với các công ty cùng ngành.
Rủi ro cho quan điểm tích cực của chúng tôi: mức giảm biên lợi nhuận cao hơn dự kiến do biến động chi phí nhựa đầu vào.
Khuyến nghị mua TDM với giá mục tiêu 31.500 đồng/CP
Chúng tôi duy trì khuyến nghị mua cho CTCP Nước Thủ Dầu Một (TDM) và tăng giá mục tiêu thêm 2% lên 31.500 đồng/CP. Giá mục tiêu cao hơn của chúng tôi chủ yếu đến từ mức cơ sở EPS cao hơn khi chúng tôi cập nhật mô hình giá mục tiêu đến cuối năm 2021.
Trong năm 2020, chúng tôi tăng dự báo lợi nhuận thêm 13% đến từ khoản thu nhập cổ tức cao hơn từ công ty liên kết BWE sau khi TDM thâu tóm 14 triệu cổ phiếu BWE mới để duy trì tỷ lệ sở hữu ở mức 38,5%.
Chúng tôi tăng dự báo lợi nhuận giai đoạn 2021-2024 thêm trung bình 2% với lượng tiền mặt tại quỹ cao hơn.
Chúng tôi duy trì kỳ vọng cho rằng TDM sẽ ghi nhận tăng trưởng mạnh mẽ trong 2 năm tiếp theo, sẽ được dẫn dắt bởi tăng trưởng nhu cầu nước sạch mạnh mẽ tại tỉnh Bình Dương (thuộc 3 địa điểm thu hút nhiều vốn FDI nhất tại Việt Nam), bình ổn kinh tế, hiệu suất hoạt động của các nhà máy cấp nước mới cải thiện và đóng góp thu nhập cổ tức từ BWE gia tăng.
Định giá của TDM hấp dẫn tại P/E và EV/EBITDA dự phóng năm 2021 lần lượt là 6,3 lần và 6,4 lần, theo ước tính của chúng tôi. Các giá trị này lần lượt thấp hơn 53% và 30% trung vị P/E và EV/EBITDA 4 năm của các công ty cùng ngành trong khu vực, lần lượt là 13,5 lần và 9,2 lần.
Chúng tôi dự báo DPS của TDM sẽ tăng 50% từ 1.000 đồng trong năm 2019 lên 1.500 đồng trong năm 2024.
Rủi ro: hiệu suất hoạt động của lượng công suất mới thấp; rủi ro pha loãng từ mở rộng công suất.
Nhận định chứng khoán ngày 12/11/2020: Đà giảm tạm thời chững lại Trong phiên giao dịch ngày 11/11, tâm lý nhà đầu tư đang trở nên thận trọng khiến VN-Index, HNX-Index trồi sụt và giằng co quanh ... |
Giao dịch khối ngoại ngày 11/11: Tiếp tục bán ròng gần 590 tỷ đồng Sau ít phút tích cực đầu phiên, áp lực bán nhanh chóng dâng cao khiến các chỉ số giằng co quanh tham chiếu. Kết thúc ... |
Tin tức chứng khoán mới nhất 17h hôm nay 11/11/2020 Thông tin giao dịch khối lượng lớn cổ phiếu như VIB, SKG, HAG, HCM… được Tạp chí điện tử Kinh tế Chứng khoán Việt Nam ... |
Link nội dung: https://phano.net.vn/phien-giao-dich-ngay-12-11-2020-nhung-co-phieu-can-luu-y-a9767.html