Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam: Nỗ lực hoàn thành nhiệm vụ 9 tháng đầu năm 2020

Trước tình hình diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid- 19 trong thời gian qua, Thống đốc Ngân hàng nhà nước Việt Nam (NHNN) ban hành Chỉ thị số 02/CT-NHNN về các giải pháp cấp bách của ngành ngân hàng nhằm tăng cường phòng, chống và khắc phục khó khăn của dịch bệnh Covid-19.

Trong đó, tập trung thực hiện các giải pháp nhằm kiểm soát lạm phát, duy trì ổn định thị trường tiền tệ, ngoại hối, ổn định kinh tế vĩ mô; tập trung tín dụng cho các lĩnh vực ưu tiên, lĩnh vực sản xuất kinh doanh; đáp ứng kịp thời, đầy đủ vốn cho nền kinh tế, đặc biệt là để khôi phục và duy trì sản xuất cho các ngành, lĩnh vực bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh.

Thực hiện chủ trương của toàn ngành ngân hàng, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (BHTGVN) đã chủ động ban hành Kế hoạch hành động phòng, chống dịch COVID-19 nhằm ngăn chặn sự xâm nhập và lây lan của dịch bệnh, ứng phó có hiệu quả nhất góp phần bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe cho người lao động và đảm bảo các hoạt động nghiệp vụ diễn ra liên tục, bảo vệ tốt quyền lợi cho người gửi tiền, góp phần ổn định hệ thống tài chính – ngân hàng.

Kết quả, tính đến hết tháng 9/2020, BHTGVN đã thực hiện quản lý 1.283 tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi (96 ngân hàng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài, 1 ngân hàng hợp tác xã, 1182 quỹ tín dụng nhân dân và 4 tổ chức tài chính vi mô).

Theo kết quả tổng hợp tình hình thu phí 3 quý đầu năm 2020, tổng số phí bảo hiểm tiền gửi thu được là hơn 6.000 tỷ đổng, đạt trên 80% kế hoạch thu phí bảo hiểm tiền gửi trong năm 2020. BHTGVN đã miễn nộp phí cho 32 tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi được kiểm soát đặc biệt với tổng số tiền hơn 95 tỷ đồng và báo cáo NHNN về việc miễn, giảm, hoãn nộp phí bảo hiểm tiền gửi do ảnh hưởng của dịch Covid-19.

Công tác quản lý và đầu tư vốn được điều chỉnh để phù hợp với tình hình kinh tế của Việt Nam do ảnh hưởng dịch bệnh Covid-19 gây ra. Tính đến cuối tháng 9/2020, tổng quỹ dự phòng nghiệp vụ đạt gần 60.000 tỷ đồng. Đây là một nguồn lực tài chính quan trọng để BHTGVN chi trả kịp thời cho người gửi tiền trong trường hợp cần thiết cũng như để BHTGVN tham gia sâu hơn, hiệu quả hơn vào quá trình cơ cấu lại tổ chức tín dụng.

4833-baohiemtiengui
Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam nỗ lực hoàn thành nhiệm vụ 9 tháng đầu năm 2020

Các nghiệp vụ như giám sát từ xa, kiểm tra tại chỗ được thực hiện hiệu quả, điều chỉnh phù hợp với diễn biến phức tạp của dịch bệnh. Trong đó, tăng cường công tác khai thác, chia sẻ thông tin hiệu quả từ NHNN nhằm đáp ứng nhu cầu của các nghiệp vụ bảo hiểm tiền gửi. BHTGVN đã thực hiện đầy đủ công tác kiểm tra theo kế hoạch đề ra, đồng thời triển khai kiểm tra 12 Quỹ tín dụng nhân dân (QTDND) theo chỉ đạo của NHNN.

Công tác kiểm soát đặc biệt luôn được chú trọng thông qua việc triển khai hoạt động của Ban chỉ đạo giám sát, kiểm tra và xử lý QTDND có vấn đề. Hiện BHTGVN đang hoàn thiện Hướng dẫn tạm thời đánh giá tính khả thi của phương án phục hồi đối với QTDND và tổ chức tài chính vi mô được kiểm soát đặc biệt.

Trong 9 tháng đầu năm 2020, BHTGVN không phát sinh nghĩa vụ trả tiền bảo hiểm cho người gửi tiền tại các tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi. Tuy nhiên, BHTGVN luôn tập trung bám sát diễn biến tình hình các QTDND yếu kém được kiểm soát đặc biệt, chuẩn bị sẵn sàng phương án chi trả khi cần thiết.

Không chỉ chú trọng vào các nghiệp vụ giám sát, kiểm tra, công tác kiểm soát đặc biệt,… BHTGVN còn tăng cường hiệu quả công tác tuyên truyền, triển khai đồng bộ nhiều kênh truyền thông nhằm xây dựng nhận thức công chúng về chính sách bảo hiểm tiền gửi. Những nội dung thời sự về hoạt động của ngành ngân hàng và BHTGVN đã được triển khai tích cực, phối hợp với NHNN thường xuyên đăng tải, phổ biến nhằm hỗ trợ doanh nghiệp và người dân vượt qua khó khăn do tác động của dịch bệnh Covid-19.

Trên cơ sở kế hoạch hoạt động năm 2020 và thực tế tình hình triển khai, BHTGVN đặt ra một số nhiệm vụ trọng tâm cho những tháng cuối năm 2020. Cụ thể, BHTGVN sẽ tiếp tục triển khai nghiêm túc các biện pháp phòng chống dịch bệnh Covid-19 và các nghiệp vụ theo kế hoạch đề ra; Hoàn thiện Chiến lược phát triển bảo hiểm tiền gửi đến năm 2025, định hướng đến năm 2030; Đồng thời, đề xuất nội dung sửa đổi Luật bảo hiểm tiền gửi và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan; Phối hợp với NHNN hoàn thiện Đề án Hạn mức trả tiền bảo hiểm; Tích cực tham gia vào quá trình xử lý các tổ chức tín dụng yếu kém theo chỉ đạo của NHNN, tăng cường giải pháp nhằm đảm bảo an toàn hoạt động, củng cố vững chắc hệ thống QTDND…

Minh Thu

Tin mới hơn

Cổ phiếu LPB của LienVietPostBank chính thức chào sàn HOSE Cổ phiếu LPB của LienVietPostBank chính thức chào sàn HOSE Tỷ giá ngoại tệ ngày 9/11: Đồng USD xuống thấp nhất 2 năm Tỷ giá ngoại tệ ngày 9/11: Đồng USD xuống thấp nhất 2 năm Việt Nam – Hoa Kỳ: Triển khai hợp tác về hỗ trợ thực hiện chính sách bảo hiểm y tế Việt Nam – Hoa Kỳ: Triển khai hợp tác về hỗ trợ thực hiện chính sách bảo hiểm y tế Thu hút đầu tư vào KCX- KCN tại TP. Hồ Chí Minh tăng trưởng khả quan Thu hút đầu tư vào KCX- KCN tại TP. Hồ Chí Minh tăng trưởng khả quan

Tin cũ hơn

“Chậm giải ngân vốn đầu tư công: Đừng để trái bóng trách nhiệm đá qua đá lại” Ngân hàng “ép” khách vay tiền mua bảo hiểm sẽ bị xử lý Tỷ giá ngoại tệ ngày 6/11: Bầu cử Tổng tống Mỹ chưa ngã ngũ, đồng USD sụt giảm mạnh Hội nghị đầu tư 2020: Dòng tiền mới hậu Covid và bài toán sống còn của doanh nghiệp Tỷ giá ngoại tệ ngày 5/11: Bầu cử Tổng tống Mỹ có thể kéo dài, đồng USD biến động khôn lường Tuổi 27, MB vươn tầm khát vọng Tỷ giá ngoại tệ ngày 4/11: Joe Biden chiếm ưu thế, đồng USD quay đầu giảm mạnh
[Xem thêm]

Link nội dung: https://phano.net.vn/bao-hiem-tien-gui-viet-nam-no-luc-hoan-thanh-nhiem-vu-9-thang-dau-nam-2020-a9153.html