Tổng cục Quản lý thị trường ký quy chế phối hợp với Tổng cục Du lịch

Sáng ngày 30/10, tại Hà Nội, Tổng cục Quản lý thị trường đã ký quy chế phối hợp với Tổng cục Du lịch nhằm đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số, hỗ trợ tiếp nhận phản hồi và xử lý phản hồi của khách du lịch.

Tổng cục Quản lý thị trường ký Quy chế phối hợp với Bộ tư lệnh Bộ đội biên phòng

Đây là một trong những hành động triển khai Quyết định số 689/QĐ-TTg ngày 11/5/2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc Phê duyệt Chương trình phát triển thương mại điện tử quốc gia giai đoạn 2014-2020; Quyết định số 1671/QĐ-TTg ngày 30/11/2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc Phê duyệt “Đề án tổng thể ứng dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực du lịch giai đoạn 2018-2020, định hướng đến năm 2025” và thực hiện Nghị quyết 08-NQ/TW của Bộ Chính trị về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn; Nghị quyết 52-NQ/TW của Bộ Chính trị về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư.

5213-ky-ket-tong-cuc-qltt-du-lich1

Chứng kiến lễ ký quy chế có Thứ trưởng Bộ Công Thương Đặng Hoàng An và Thứ trưởng Bộ Văn hóa, thể thao và du lịch Nguyễn Văn Hùng

Với vị trí là ngành kinh tế tổng hợp, có tính liên ngành, liên vùng cao, ngành du lịch đã và đang tăng cường phối hợp với các địa phương và cơ quan chức năng để xử lý những vấn đề phát sinh, bảo vệ quyền lợi chính đáng cho khách du lịch, nâng cao chất lượng phục vụ du khách.

Trong thời gian qua, Tổng cục Du lịch và Tổng cục Quản lý thị trường cùng các cơ quan liên quan đã có những hoạt động phối hợp triển khai một số ứng dụng công nghệ số theo mô hình tiên tiến của thế giới như “Thẻ Việt - Một thẻ quốc gia”; ứng dụng “Du lịch Việt Nam”, “Hướng dẫn Du lịch Việt Nam”, “Du lịch Việt Nam an toàn”... Trong đó, ứng dụng “Du lịch Việt Nam an toàn” đã được Tổng cục Du lịch chính thức ra mắt vào ngày 10/10.

5206-ky-ket-tong-cuc-qltt-du-lich4
Ông Nguyễn Trùng Khánh - Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch - phát biểu tại buổi ký kết

Phát biểu tại buổi lễ, ông Nguyễn Trùng Khánh - Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch - cho biết, du lịch là ngành kinh tế tổng hợp, mang nội dung văn hóa sâu sắc, liên quan đến nhiều ngành, lĩnh vực khác. Đặc biệt, ngành du lịch có quan hệ gắn bó chặt chẽ với ngành thương mại - quản lý thị trường. Hai ngành đều có mục tiêu chung là phục vụ người tiêu dùng - khách du lịch với các sản phẩm, dịch vụ bảo đảm chất lượng theo quy định của pháp luật. Trong bối cảnh cả hai ngành đang tích cực ứng dụng công nghệ số, sẵn sàng cho tình trạng “bình thường mới”, thực hiện “mục tiêu kép” được Chính phủ giao, việc tăng cường phối hợp giữa hai ngành có ý nghĩa rất quan trọng.

5210-ky-ket-tong-cuc-qltt-du-lich2
Ông Trần Hữu Linh - Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý thị trường - cho rằng, việc ký kết quy chế phối hợp nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, bảo đảm môi trường kinh doanh du lịch lành mạnh

Về phía Tổng cục Quản lý thị trường, Tổng cục trưởng Trần Hữu Linh cho rằng, việc ký kết quy chế phối hợp giữa Tổng cục Du lịch và Tổng cục Quản lý thị trường là một dấu mốc quan trọng, đưa quan hệ hợp tác giữa hai bên lên tầm cao mới, từ đó nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, bảo đảm môi trường kinh doanh du lịch lành mạnh và bảo vệ quyền lợi của khách du lịch ở Việt Nam.

"Làm sao để đảm bảo khách du lịch trong nước và quốc tế đến Việt Nam thực sự tin tưởng và an toàn mua sắm dịch vụ. Đây là nhiệm vụ không phải của riêng ngành du lịch mà cũng là nhiệm vụ chung của lực lượng quản lý thị trường. Đặc biệt, trong bối cảnh kinh tế số hiện nay rất phát triển, du lịch trực tuyến đang chiếm tỷ trọng ngày càng lớn, các tour du lịch, chuyến đi du lịch sử thường dụng công nghệ số qua các nền tảng ứng dụng di động rất nhiều. Việc gian lận thương mại trên môi trường Internet, đặt tour du lịch sau đó không nhận được dịch vụ như mong muốn rất phổ biến. Việc kiểm soát gian lận thương mại trên môi trường thương mại điện tử là nhiệm vụ chung của các cơ quan thuộc Bộ Công Thương trong đó có Tổng cục Quản lý thị trường" - ông Trần Hữu Linh nhấn mạnh, đồng thời cho biết, với tính chất đặc thù, nhanh chóng, tức thời, khi có phản ánh của người dân về một hành vi gian lận thương mại nào đó trên thị trường, ngay lập tức, lực lượng quản lý thị trường có mặt để kịp thời xử lý, bảo vệ quyền và lợi ích của người tiêu dùng.

Theo Quy chế phối hợp, với mục tiêu phát huy vai trò, trách nhiệm của từng cơ quan trong việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số, lấy khách du lịch làm trọng tâm và góp phần nâng cao vị thế của Du lịch Việt Nam trên trường quốc tế, Tổng cục Du lịch và Tổng cục Quản lý thị trường thống nhất nội dung phối hợp như sau: Tiếp nhận và xử lý những phản hồi liên quan đến các hành vi kinh doanh hàng hóa nhập lậu; sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm, hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ; hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ; hành vi vi phạm pháp luật về chất lượng, đo lường, giá, an toàn thực phẩm; hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và các hành vi gian lận thương mại theo quy định của pháp luật;

Đồng thời, thống nhất trao đổi thông tin, tài liệu, dữ liệu về các phương thức, thủ đoạn hoạt động xâm phạm quyền lợi của khách du lịch; phối hợp trong việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số, hỗ trợ tiếp nhận phản hồi và xử lý phản hồi của khách du lịch; phối hợp trong tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho người dân trên phạm vi cả nước;

Ngoài ra, chú trọng xây dựng, phát triển ứng dụng dùng chung trên nền tảng số và công nghệ tiên tiến để có thể tiếp nhận phản hồi và xử lý phản hồi của khách du lịch; ưu tiên, khuyến khích ứng dụng công nghệ theo mô hình tiên tiến của thế giới do hai bên phát triển.

5209-ky-ket-tong-cuc-qltt-du-lich3

Tại sự kiện, Ban tổ chức cũng giới thiệu và hướng dẫn trải nghiệm ứng dụng "Du lịch Việt Nam an toàn" với các chức năng kết nối liên thông giữa du khách, đơn vị cung ứng dịch vụ và cơ quan quản lý Nhà nước.

Thông qua ứng dụng, du khách có thể tìm kiếm thông tin về các điểm đến an toàn, tương tác với đơn vị cung ứng dịch vụ, đưa ra đánh giá, phản hồi, giúp cơ quan chức năng tiếp nhận và xử lý kịp thời khi có sự việc phát sinh với sự tham gia tích cực của Tổng cục Quản lý thị trường.

Thu Phương - Bùi Hùng

TagTag:

Tin mới hơn

Hà Nội: Thu giữ hàng nghìn quần áo giả mạo nhãn của thương hiệu đã đăng ký bảo hộ Hà Nội: Thu giữ hàng nghìn quần áo giả mạo nhãn của thương hiệu đã đăng ký bảo hộ Cảnh báo tình trạng mạo danh cán bộ quản lý thị trường để lừa đảo Cảnh báo tình trạng mạo danh cán bộ quản lý thị trường để lừa đảo Dùng máy bay điều khiển gắn camera để dẫn đường buôn lậu thuốc lá Dùng máy bay điều khiển gắn camera để dẫn đường buôn lậu thuốc lá Không có hiện tượng tăng giá bất hợp lý hàng tiêu dùng tại các tỉnh bị ảnh hưởng bão số 9 Không có hiện tượng tăng giá bất hợp lý hàng tiêu dùng tại các tỉnh bị ảnh hưởng bão số 9

Tin cũ hơn

Bắt quả tang cơ sở “hô biến” hàng Trung Quốc thành hàng hiệu Phát hiện trên 4.000 gói băng vệ sinh giả mạo nhãn hiệu Công ty Giấy Ánh Dương Thừa Thiên Huế: Phát hiện cơ sở sản xuất hạt nêm, bột ngọt giả Tăng cường kiểm tra thị trường và khắc phục hậu quả sau bão số 9 Công khai bán mỹ phẩm giả nhãn hiệu Transino trên website đã thông báo với Bộ Công Thương QLTT Đắk Lắk: Xử phạt 30 triệu đồng đối với cơ sở kinh doanh xăng dầu vi phạm
[Xem thêm]

Link nội dung: https://phano.net.vn/tong-cuc-quan-ly-thi-truong-ky-quy-che-phoi-hop-voi-tong-cuc-du-lich-a8513.html