(Ảnh ghép minh họa: AP Photo/Elise Amendola; Youtube/Your Youniverse) |
Ngày ST
Một ngày bình thường kéo dài 24h. Đây được gọi là ngày mặt trời (solar day), và là khoảng thời gian giữa hai lần liền Mặt trời tới một kinh tuyến nào đó trên Trái đất. Hệ quy chiếu để định nghĩa ngày này, cũng giống như tên gọi của nó, được dựa trên vị trí của mặt trời.
Trái lại, một ngày sidereal time day (ngày ST), sẽ lấy trung tâm Hệ Ngân Hà, hay Trung tâm thiên hà của chúng ta làm hệ quy chiếu chuẩn. Theo đó, ngày ST là khoảng thời gian giữa hai lần liền trung tâm hệ Ngân Hà, thay vì mặt trời, tới một kinh tuyến nào đó trên Trái đất (xem hình dưới).
(Ảnh chụp màn hình/science buddies) |
Nếu như Trái Đất ở vị trí gốc (ký hiệu 1 – hình trên) cần 24h để hoàn thành một ngày mặt trời và di chuyển đến vị trí 3, thì Trái Đất chỉ cần 23h56’ để hoàn thành một ngày ST và di chuyển đến vị trí 2, nơi một kinh tuyến xác định nào đó trên Trái Đất hướng đến trung tâm Hệ Ngân Hà. Nói cách khác, trong quá trình vừa quay quanh trục của nó vừa quay quanh Mặt Trời, Trái Đất chỉ cần quay đúng 1 vòng để một nơi nào đó trên Trái Đất tuần hoàn “mặt đối mặt” với trung tâm Hệ Ngân Hà (vị trí 2), nhưng nó chỉ cần nhiều hơn 1 vòng (nhiều hơn 4 phút) để tuần hoàn “mặt đối mặt” với Mặt Trời của chúng ta. Một ngày mặt trời (24h) lớn hơn 1 ngày ST (23h 56’) đúng 4 phút.
Ngày ST có ý nghĩa gì? Các nhà thiên văn học đặt ra khái niệm ngày ST này để khám phá bản chất bí ẩn của các sao xung (pulsar), các ngôi sao neutron quay có từ tính cao – một nguồn căn của sóng hấp dẫn. Nhưng ngày ST được đề cập đến trong nghiên cứu của ông Spottiswoode, là để hướng đến một thứ gì đó hấp dẫn và bí ẩn hơn sóng hấp dẫn – một nguồn năng lượng có khả năng tác động đến con người trên Trái Đất, trên phương diện ý thức và khả năng ngoại cảm.
Tại một thời điểm nhất định trong ngày, thiên đỉnh của chúng ta, hay vị trí ngay phía trên đỉnh đầu chúng ta, sẽ chỉ thẳng đến trung tâm Hệ Ngân Hà. Như đề cập đến bên trên, thay vì đo đạc thời gian dựa trên vị trí của Trái Đất với Mặt Trời, người ta có thể đo lường thời gian dựa trên vị trí của Trái đất với trung tâm Hệ Ngân Hà. Số ngày được đo theo cách này (ngày ST) ngắn hơn ngày mặt trời khoảng 4 phút, tức là bình quân 1 năm sẽ chậm hơn khoảng 1 ngày.
Điều này có liên quan gì đến công năng nhìn xa và khả năng tâm linh và ngoại cảm ở người? Bởi tại những “giờ cao điểm” này, vị trí tương quan của chúng ta với trung tâm Hệ Ngân Hà sẽ giúp gia tăng tỷ lệ thành công của công năng nhìn xa và khả năng ngoại cảm, điều được ông Spottiswoode gọi với cái tên kỹ thuật là “khả năng nhận thức dị thường (anomalous cognition)”. Bên cạnh đó, cũng có những thời điểm trong ngày khi khả năng ngoại cảm có thể chịu ảnh hưởng ngược lại, bị sụt giảm, “mất linh” bởi vị trí tương quan của chúng ta với trung tâm Hệ Ngân Hà.
(Ảnh chụp màn hình/Gaia) |
Ông Spottiswoode đi đến kết luận này bằng cách xem xét một bộ dữ liệu các nghiên cứu ngoại cảm kéo dài trong 20 năm, bao gồm 1.524 thí nghiệm thuộc tổng cộng 22 nghiên cứu. Ông đã phát hiện thấy một sự gia tăng đáng kể, lên đến 400% tỷ lệ thành công trong thí nghiệm phát triển công năng nhìn xa và băn khoăn không biết cơ chế đằng sau là gì. Lúc đầu khi xem xét các mốc thời gian tiến hành thí nghiệm dựa trên ngày mặt trời, ông chỉ nhận được những kết quả không nhất quán. Nhưng khi sắp xếp dữ liệu dựa trên ngày ST, ông Spottiswoode lại nhận thấy một mối tương quan rất kỳ lạ.
Biểu đồ biểu thị khả năng ngoại cảm (effect size) của các đối tượng thí nghiệm tại các khung giờ LST. Khả năng ngoại cảm đạt đỉnh vào lúc 13,5h ST, và sụt giảm thấy rõ vào 19h LST (ảnh chụp màn hình/Apparent Association between anomalous cognition effect size and sidereal time (Mối liên hệ rõ ràng giữa khả năng ngoại cảm và giờ ST)).
Lúc 13:30 h giờ ST địa phương (local sidereal time – LST), dữ liệu thu thập được cho thấy tỷ lệ thành công đối với việc phát triển công năng nhìn xa sẽ cao hơn, lên đến 400% so với thông thường. Vào thời điểm này, vị trí tương quan giữa Trái Đất và Dải Ngân hà khiến trung tâm Hệ Ngân Hà nằm ngay phía trên đường chân trời của chúng ta.
Và khoảng thời gian khi khả năng ngoại cảm đạt đỉnh kéo dài trong khoảng ba tiếng rưỡi, từ 12:45 đến 14:15 h LST hàng ngày (trên hình). Ngoài ra, khi trung tâm Hệ Ngân Hà nằm trực tiếp trên đỉnh đầu, còn gọi là vị trí thiên đỉnh, khả năng ngoại cảm của chúng ta ngược lại sẽ giảm xuống mức thấp nhất, trong khoảng thời gian từ 17,5 đến 20h LST.
Điểm thiên đỉnh của ông Spottiswoode (Spottiswoode Peak) này, như cách đặt tên sau đó, hẳn phải có mối liên hệ với một nguồn căn nào đó bên ngoài hệ mặt trời, bởi ngày ST được tính toán dựa trên đường xích kinh độ (right ascencion), hay một đường kinh độ đến một điểm cố định trên bầu trời (đường kinh độ của thiên cầu). Kết quả quan sát này đã loại bỏ các tác nhân cục bộ do sự chuyển động của hành tinh.
Công năng nhìn từ xa có tồn tại?
James Spottiswoode là một nhà nghiên cứu về chuyên ngành cận tâm lý (Parapsychology), một cách gọi kỹ thuật cho lĩnh vực nghiên cứu về các hiện tượng ngoại cảm. Ông từng làm việc cho một loạt các dự án được chính phủ tài trợ, trong đó nghiên cứu khả năng dịch chuyển đồ vật bằng ý nghĩ (psychokinesis) và khả năng ngoại cảm ở người. Ông cũng đã làm việc với Viện nghiên cứu Stanford trong chương trình nghiên cứu công năng nhìn xa do CIA tài trợ, còn gọi là Dự án Star Gate. Trong thời gian nghiên cứu khả năng thần giao cách cảm, ông Spottiswoode đã thực hiện các thí nghiệm kiểm tra tác động của quang học lượng tử và sóng điện từ tần số cực thấp đối với các hiện tượng ngoại cảm và tâm linh.
Bên cạnh các tác động liên quan đến ngày ST, ông Spottiswoode đã tìm thấy mối liên hệ giữa gió mặt trời và hoạt động địa từ đối với các kết quả đo đạc khả năng nhận thức dị thường.
Trong những khoảng thời gian diễn ra hoạt động địa từ thấp, ông nhận thấy có một sự gia tăng các trải nghiệm thần giao cách cảm. Theo ông, đây là nhân tố vật lý duy nhất được biết đến có thể tác động đến khả năng nhận thức dị thường. Hoạt động địa từ xảy ra do sự tương tác giữa gió mặt trời và tầng điện ly của Trái Đất, khi các plasma bị ion hóa từ các cơn bão mặt trời tấn công Trái đất, gây nên những sự dao động trong trường địa từ của hành tinh. Do đó, nếu muốn tăng tỷ lệ thành công của các phiên thử nghiệm công năng nhìn xa, hãy đảm bảo ta tiến hành chúng trong khoảng thời gian LST (thời điểm công năng ngoại cảm đạt đỉnh) và khi cường độ gió mặt trời trở nên yếu.
(Ảnh chụp màn hình/Gaia) |
Nhưng với tất cả các bằng chứng trên, liệu công năng nhìn xa có thực sự tồn tại? Ông Spottiswoode đã đi đến kết luận nào từ tất cả những điều này? Tuy rằng mục tiêu của ông là xem xét các dữ liệu theo góc độ thực nghiệm và không cố gắng phóng đại chất lượng của các phiên thử nghiệm ngoại cảm thành công, ông đã đi đến kết luận rằng tác động của công năng nhìn xa là có thực. Ông đã thu thập dữ liệu từ một mẫu gồm 1015 phiên thử nghiệm mới để xác thực những phát hiện của ông trên bộ dữ liệu gốc ban đầu, và vẫn có thể đi đến kết luận tương tự.
Ông cho biết nếu ông phát hiện ra nó có liên hệ với ngày mặt trời (24h), thì ông sẽ có thể giải thích hiện tượng này bằng lý thuyết về nhịp sinh học hàng ngày (đồng hồ sinh học theo chu kỳ 24h ở người) hoặc các ngày làm việc theo lịch trình quán tính, nhưng kết quả dữ liệu không ủng hộ điều đó. “… Tôi đã kiểm tra dữ liệu của mình một cách cẩn thận và có thể khẳng định rằng những cách giải thích đó không thể lý giải được mối liên hệ giữa thời điểm LST và khả năng ngoại cảm đạt đỉnh mà tôi phát hiện được. Tôi không biết nó là gì, nhưng hiện tượng này là có thật”, ông nói.
Các nghiên cứu bổ sung cũng đi đến kết luận tương tự về khả năng tiên đoán ở động vật. Một nghiên cứu đã phát hiện thấy mối liên hệ giữa khoảng thời gian LST và khả năng “tiên đoán” chính xác gia tăng đáng kể của chim di vằn đối với một kích thích bên ngoài. Một mối liên hệ cũng đã được phát hiện trên một bài test về khả năng tiên đoán được thiết kế bởi nhà sinh học Rupert Sheldrake, một nhà nghiên cứu khác về hiện tượng ngoại cảm. Trong thí nghiệm này, người ta muốn kiểm tra xem liệu các đối tượng có thể biết được người nào đang gọi điện thoại cho họ trước khi nhấc máy trả lời hay không. Họ phát hiện thấy các đối tượng có thể dự đoán chính xác người gọi cho họ nhiều hơn vào giờ cao điểm, xung quanh mốc 13,5 giờ LST, và ít hơn vào tầm 19 giờ LST, khi khả năng này sụt giảm thấy rõ.
Nếu phát hiện của ông Spottiswoode là đúng, thì nó sẽ “trải thảm” cho các nghiên cứu bổ sung, sâu hơn về loại hiện tượng này để xác định nguyên nhân thật sự đằng sau. Thật không may, nguồn vốn tài trợ của chính phủ Mỹ cho các dự án liên quan đến hiện tượng ngoại cảm và công năng nhìn xa đã bị cắt giảm đáng kể từ nhiều năm trước. Nhưng đối với những người thực hành thiền định, công năng nhìn xa, hay khả năng xuất hồn, các khung giờ LST nên được cân nhắc khi sắp xếp thời gian thực hành. Con số này rất dễ tính, và có các trang web cho bạn biết giờ LST của bạn là gì. Ví dụ như trang web này, hoặc app smartphone này trên Android hoặc iOS. Lấy 1 ví dụ cụ thể, tại Hà Nội, 13.5h LST tiếp theo sẽ rơi vào 1,11h (1h6’) ngày 29/3. Khoảng thời gian khả năng ngoại cảm đạt đỉnh sẽ rơi vào khoảng 1h trước và sau 13.5h LST, tức từ 12.5h LST đến 14.5 h LST, hay từ 23.11h (23h6’) tối ngày 28/3 đến 3.1h (3h6’) sáng ngày 29/3. Cứ sau mỗi ngày, các mốc thời gian trên sẽ lùi về sớm hơn 4 phút, do giờ ST kém giờ mặt trời 4 phút. Do đó cũng tại Hà Nội, khoảng thời gian kế tiếp sẽ là từ 23h2’ tối ngày 29/3 đến 3h2’ sáng ngày 30/3. Và lộ trình tiếp tục như vậy.
Bình luận
Thông tin trên của Gaia đã chỉ ra sự tồn tại của một hiện tượng kỳ lạ về mối liên hệ giữa giờ LST và khả năng ngoại cảm ở người, nhưng rốt cục nguyên nhân đằng sau hiện tượng này là gì? Cần nhớ rằng tại khoảng thời gian LST, thiên đỉnh tại một vị trí xác định trên Trái Đất chỉ thẳng hướng trung tâm Hệ Ngân hà. Chúng tôi cho rằng nguyên nhân của hiện tượng này nằm ở chỗ có thể tồn tại một mối liên hệ bí ẩn nào đó giữa con người và Hệ Ngân Hà.
Rất có thể khi đó trung tâm Hệ Ngân Hà phát xuất ra một loại năng lượng nào đó, có thể tác động đến những người trong khu vực mà tại đó thiên đỉnh của họ hướng thẳng đến trung tâm hệ Ngân hà, và nguồn năng lượng này giúp tăng cường các năng lực tiềm ẩn trong con người chúng ta, ví như khả năng ngoại cảm. Trong tình huống này, nếu loại năng lượng này tồn tại, thì có thể nó nằm ngoài phạm vi 4 lực cơ bản được đề cập đến trong mô hình vật lý hiện đại ngày nay.
Lấy ví dụ, vào năm 2016, một nhóm các nhà vật lý tại Viện Khoa học Hungary đã đề xuất về sự tồn tại của một lực cơ bản thứ 5, khi làm thí nghiệm với các hạt vật chất ở cấp độ nhỏ hơn hiện tại. Có nghĩa là, vẫn có thể có những cấp độ nhỏ hơn mà chúng ta chưa khám phá ra, và do đó còn những lực bí ẩn chi phối cái thể giới siêu vi mô này.
Quý Khải dịch & biên tập
Link nội dung: https://phano.net.vn/kha-nang-ngoai-cam-o-nguoi-se-tang-vot-vao-mot-khoang-thoi-gian-dac-dinh-trong-ngay-a8283.html