Chia sẻ với Zing, ông Lê Anh Kiệt, Trưởng phòng Văn hóa Thông tin thành phố Đà Lạt, cho biết cơ sở Niebo
Các cán bộ làm việc với đại diện cơ sở Niebo. Ảnh: Đường dây nóng TP Đà Lạt.
Trong quá trình làm việc với cơ quan chức năng, chủ cơ sở Niebo không xuất trình được bất kỳ hồ sơ nào liên quan đến kinh doanh. Do đó, đội Hành chính Tổng hợp công an TP và công an phường 4 đã quyết định tạm ngưng hoạt động của cơ sở này.
"Đây là một cơ sở kinh doanh homestay chui, không có phép tắc gì. Khi kiểm tra, chúng tôi phát hiện chủ nhà cũng không có mặt. Trong nhà, chỉ có 2 sinh viên làm thuê. Họ nói chưa được trả lương suốt mấy tháng nay", ông Kiệt nói.
Trước đó, ngày 24/10, tài khoản P. chia sẻ câu chuyện bị lừa khi đặt phòng tại The Nakedsoul. Cụ thể, du khách này đặt phòng 4 đêm (từ 24-27/10) cho 2 người với giá 1,6 triệu đồng. Tuy nhiên, sau khi chuyển tiền cho chủ tài khoản Nguyễn Quốc Anh tại ngân hàng, P. đã bị fanpage The Nakedsoul chặn liên lạc.
Theo tìm hiểu của phóng viên, Nguyễn Quốc Anh (ngụ tại Gò Vấp, TP.HCM) là chủ homestay The Nakedsoul. Người này đã thuê lại khu đất do ông Đỗ Minh Tâm (ngụ tại phường 3, Đà Lạt) làm chủ từ 7/3/2019 cho mục đích kinh doanh.
Tuy nhiên, từ tháng 6 năm nay, Nguyễn Quốc Anh đã cho Lê Vũ Tùng thuê lại khu đất để kinh doanh homestay tên The Niebo. Ông Tùng phải cọc cho Nguyễn Quốc Anh 120 triệu đồng (tiền cọc có giá trị 6 tháng tiền thuê để tạo giá trị hiệu lực ký kết hợp đồng).
Từ đó đến nay, homestay The Nakedsoul chính thức không còn hoạt động. Trang cá nhân cũ của homestay này cũng đã bị khóa. Tuy nhiên, thỉnh thoảng, Nguyễn Quốc Anh vẫn mở lại trang mạng xã hội của The Nakedsoul để lừa tiền một số du khách. Theo ông Tùng, số khách bị người này lừa đã lên tới khoảng 10 người. Sau khi thực hiện hành vi lừa đảo, Quốc Anh lại khóa trang mạng này rồi biến mất.
Cơ sở Niebo bị đóng cửa vì không đủ giấy phép kinh doanh. Ảnh: Đường dây nóng TP Đà Lạt. |
Ông Kiệt cho biết những vụ lùm xùm, lừa đảo như trường hợp của The Nakedsoul mới đây đang ảnh hưởng xấu đến thương hiệu du lịch địa phương.
Hiện nay, trên địa bàn thành phố chỉ có 6 cơ sở lưu trú kinh doanh được công nhận là homestay đúng nghĩa. Theo định nghĩa từ phòng Văn hóa Thông tin, homestay phải là nơi khách du lịch cùng ăn, ở, làm việc với chủ nhà, trải nghiệm các hoạt động gia đình chứ không đơn thuần lưu trú.
Trao đổi với phóng viên, ông Kiệt cho biết đơn vị đã đưa ra một số giải pháp để tránh tình trạng khách du lịch bị lừa đảo liên quan đến việc đặt phòng. Đầu tiên, đơn vị này khuyến khích du khách cài đặt ứng dụng Dalat City để kiểm tra các cơ sở lưu trú được công nhận.
Trong trường hợp được yêu cầu chuyển tiền, du khách có thể liên hệ trực tiếp đến số điện thoại đường dây nóng hoặc phòng Văn hóa Thông tin thành phố Đà Lạt để kiểm tra. Chỉ sau 15-20 phút, các cán bộ sẽ tiến hành xác minh để đảm bảo du khách có thể yên tâm chuyển khoản.
Link nội dung: https://phano.net.vn/dong-cua-homestay-o-da-lat-dinh-lum-xum-lua-dao-a8012.html