'Bất ngờ tháng 10' của ông Trump đâu rồi?

Vài ngày nữa là tháng 10 kết thúc nhưng Tổng thống Trump và phe Cộng hòa chưa có cú phản đòn đáng kể với ứng viên Biden. Liệu "bất ngờ tháng 10" năm nay sẽ là không có bất ngờ nào?

Hồi đầu tháng 10, ông Trump xuất hiện trên đài Fox và chia sẻ với người dẫn Maria Bartiromo một thông tin khá bất ngờ về hai quan chức cấp cao trong chính quyền, là Bộ trưởng Tư pháp William Barr và Ngoại trưởng Mike Pompeo.

Mặc dù hai người được coi là đồng minh thân cận nhất của tổng thống, ông Trump không hài lòng vì họ chưa công bố thông tin nào gây bất lợi cho đối thủ chính trị của ông - cựu phó tổng thống Joe Biden.

Bat ngo thang 10 bau cu My anh 1

Tổng thống Mỹ Donald Trump và Bộ trưởng Tư pháp William Barr. Ông Trump gần đây không hài lòng vì Bộ Tư pháp cũng như FBI không công bố thông tin nào gây bất lợi cho ứng viên Joe Biden. Ảnh: New York Times.

Bất ngờ tháng 10 ở đâu?

Không khó để nhận ra sự thất vọng của tổng thống chính là biểu hiện lo lắng khi cuộc bầu cử đang đến rất gần.

Ngày 21/10, các nguồn tin của Washington Post cho biết ông Trump đang có ý định sa thải Giám đốc FBI Christopher Wray, và cân nhắc "số phận" của Bộ trưởng Barr, vì họ không thực hiện mong muốn của tổng thống.

Căng thẳng trong nội bộ chính quyền cho thấy ông Trump rất trông đợi một "cú đấm" có thể giúp ông đảo ngược tình thế với đối thủ Joe Biden.

Trên thực tế, những đòi hỏi của tổng thống là khá mơ hồ và không cụ thể. Ông Trump không chỉ muốn công bố các thông tin có thể gây bất lợi cho ông Biden, mà còn cả thông tin liên quan đến bà Hillary Clinton và cựu tổng thống Barack Obama.

Tổng thống cho rằng những người này đều liên quan đến một âm mưu sai trái nào đó. Tuy nhiên, việc tấn công nhiều mục tiêu như vậy sẽ khó hiệu quả.

Trong cả 3 trường hợp, ông Trump đều không nói rõ là ba thành viên cao cấp của đảng Dân chủ đã làm gì sai.

Tổng thống chỉ yêu cầu Ngoại trưởng Pompeo công bố thông tin về email của bà Clinton ở thời điểm còn là người đứng đầu Bộ Ngoại giao, nhưng không nói cụ thể việc đó sẽ liên quan thế nào đến cuộc bầu cử hiện tại. Nhiều năm trước, FBI đã đóng hồ sơ vụ việc mà không đưa ra cáo buộc nào.

Tổng thống Trump cho rằng ông Biden và người tiền nhiệm Obama can dự trực tiếp vào cuộc điều tra Nga can thiệp kỳ bầu cử Mỹ năm 2016, nhưng ông cũng không đưa ra cáo buộc xác đáng.

Bộ trưởng Tư pháp Barr thậm chí từng khuyên ông Trump là vai trò của ông Biden và ông Obama trong vụ việc "không đáng để điều tra". Bộ Tư pháp từng lật lại vụ việc nhưng lặng lẽ đóng hồ sơ mà không có kết luận nào.

Thêm vào đó, Washington Post cho biết Chánh văn phòng Nhà Trắng Mark Meadows bày tỏ thất vọng vì Giám đốc FBI Christopher Wray không công bố thêm tài liệu liên quan đến vụ điều tra Nga can thiệp bầu cử năm 2016. Nhưng ông Meadows không nói rõ là ông muốn tài liệu nào.

Còn Tổng thống Trump đang tỏ ra rất sốt ruột.

Bat ngo thang 10 bau cu My anh 2

Tổng thống Donald Trump và ứng viên Joe Biden trong cuộc tranh luận hôm 22/10. Ảnh: New York Times.

Trong cuộc phỏng vấn trên đài Fox hôm 20/10, ông nói "chúng ta phải khiến bộ trưởng tư pháp hành động", và muốn ông Barr làm việc đó "một cách nhanh chóng".

"Đây là bê bối lớn, và công chúng phải biết về điều này trước khi cuộc bầu cử diễn ra", Tổng thống Trump nói.

Nhưng ông Trump đang nói cụ thể về việc gì thì vẫn mãi là điều không ai biết rõ, theo Washington Post.

Chỉ còn một tuần nữa là đến ngày bầu cử, và không cuộc điều tra nào có thể đưa ra một kết luận quan trọng trong khoảng thời gian đó.

"Bất ngờ" là không có bất ngờ nào?

Tất nhiên, chủ đề của cuộc điều tra không phải là điều quan trọng với ông Trump. Vị tổng thống chỉ muốn một cuộc điều tra, dù về bất cứ chuyện gì. Nguồn tin của Washington Post cho biết tổng thống muốn các quan chức tư pháp có một động thái tương tự những gì xảy ra hồi năm 2016.

Khi đó, trước bầu cử 11 ngày, giám đốc FBI James Comey thông báo với Quốc hội rằng ông ra lệnh mở lại cuộc điều tra về việc bà Clinton sử dụng email cá nhân khi còn làm ở Bộ Ngoại giao, do FBI tìm thấy các bằng chứng mới.

Ông Trump lập luận rằng nếu FBI và Bộ Tư pháp đã làm vậy vào năm 2016, thì tại sao họ không thể làm điều tương tự ngay lúc này?

Khác biệt duy nhất ở chỗ cuộc điều tra của FBI năm 2016 là tiếp nối từ vụ việc đã tiến hành từ trước. Việc bà Clinton sử dụng email cá nhân cũng là chuyện có thật.

Trong khi đó, những cáo buộc của ông Trump với ứng viên Biden và con trai Hunter không có cơ sở cụ thể. Những thông tin gần đây liên quan đến máy tính của Hunter Biden chỉ được mỗi báo New York Post đăng tải.

Khó có thể coi New York Post là một nguồn tin uy tín. Những thông tin trong bài kém chất lượng tới mức phóng viên không đề tên thật.

Trong cuộc tranh luận cuối cùng vào ngày 22/10, ông Trump được đánh giá cao bởi "màn trình diễn" qua những khoảnh khắc khiến đối thủ Biden bối rối. Nhưng trên thực tế, tổng thống không có bất kỳ quân bài nào trong tay đủ sức gây chấn động như hồi năm 2016.

Bat ngo thang 10 bau cu My anh 3

Người dân Mỹ theo dõi cuộc tranh luận hôm 22/10 ở Fort Mason Center, San Francisco. Ảnh: AP.

Ông hiểu rất rõ giá trị của việc gieo rắc sự hoài nghi, chẳng hạn cáo buộc ông Obama không phải sinh ra ở Mỹ, và sử dụng nhuần nhuyễn chiêu này để đạt được những lợi ích chính trị cho mình.

Tuy nhiên, vào lúc này, thời gian không đứng về phía tổng thống. Ngay cả Bộ trưởng Tư pháp William Barr, người được coi là đồng minh thân cận nhất của ông, cũng từ chối tham gia vào những nỗ lực của ông Trump để gieo tiếng xấu cho đối thủ.

Bất ngờ thì sao?

Về mặt số liệu, "bất ngờ tháng 10" năm nay sẽ không tác động quá lớn đến cục diện bầu cử, khi chỉ có 2 đến 4% cử tri vẫn chưa quyết định, theo tiến sĩ Melissa Kary Miller, chuyên gia về chính trị Mỹ tại Đại học Bang Bowling Green ở Ohio, Mỹ.

Khi xảy ra "bất ngờ tháng 10" được xem là bất lợi nhất với ông Trump cho đến nay - ông nhiễm virus corona, vị chuyên gia cho rằng tin tức khó có thể làm thay đổi diễn biến cuộc đua, vì phần đông cử tri đã nói với các hãng thăm dò rằng họ kiên định với lựa chọn của mình.

"Chỉ có 2 đến 4% cử tri được xem là có thể thuyết phục", bà Miller nói với Zing. "Nói như ngôn ngữ bóng bầu dục, Donald Trump và Joe Biden đang chiến đấu trên khu vực chỉ rộng 2 yard trong toàn bộ sân bóng 100 yard (100 yard tương đương 91 m)".

Ngoài ra, số lượng cử tri bỏ phiếu sớm năm nay cũng gia tăng đáng kể. Một tuần trước khi cuộc bầu cử diễn ra, hơn 70 triệu cử tri Mỹ đã bỏ phiếu sớm, tức hơn một nửa tổng số cử tri đã đi bỏ phiếu trong cuộc bầu cử năm 2016, Reuters dẫn thống kê của Dự Án Bầu cử Mỹ cho biết hôm 27/10.

Trong bối cảnh này, nếu có một "bất ngờ tháng 10" nào nữa xảy ra, tác động cũng sẽ không đáng kể.

Zing từ Mỹ: Quyết định quan trọng của Tòa Tối cao 7 ngày trước bầu cử Jess Hardman của Zing giải thích việc quyết định của Tòa Tối cao Mỹ về kiểm phiếu tại Wisconsin có ảnh hưởng quan trọng tới kết quả ở nhiều bang chiến trường khác.

Chạy đua Nhà Trắng 2020

So nguoi bo phieu som o My lai dat ky luc moi hinh anh

Số người bỏ phiếu sớm ở Mỹ lại đạt kỷ lục mới

0

Hơn 80 triệu người đã bỏ phiếu sớm cho cuộc bầu cử tổng thống Mỹ 2020, tạo tiền đề cho số người tham gia bỏ phiếu cao nhất trong hơn một thế kỷ, theo số liệu của Dự án Bầu cử Mỹ.

02:58 Zing tu My: Lo ngai ve bao luc va tranh chap sau ngay bau cu hinh anh

Zing từ Mỹ: Lo ngại về bạo lực và tranh chấp sau ngày bầu cử

0

Ngày bầu cử đã cận kề, nhiều người Mỹ không cho rằng cuộc đua sẽ kết thúc vào ngày 3/11, kéo theo đó là nỗi lo về bạo lực và tâm lý mua sắm súng trước ngày bầu cử.

Tung doan ong Trump thang 2016, 'giao su tien tri' noi gi ve 2020? hinh anh

Từng đoán ông Trump thắng 2016, 'giáo sư tiên tri' nói gì về 2020?

0

Trả lời Zing, giáo sư sử học Allan Lichtman, người tiên đoán chính xác kết cục các cuộc bầu cử 40 năm qua, nói ông Trump có 7 yếu tố bất lợi trong cuộc đua năm nay.

05:15 Giai ma '13 chia khoa' mo cua duong vao Nha Trang hinh anh

Giải mã '13 chìa khóa' mở cửa đường vào Nhà Trắng

0

Allan Lichtman được xem như tiên tri Nostradamus về dự đoán kết quả bầu cử tổng thống Mỹ. Ông đã dự đoán đúng trong 4 thập kỷ, gồm cả chiến thắng của ông Trump năm 2016.

00:30 Tiem kich F-16 ban phao sang gan noi ong Trump van dong tranh cu hinh anh

Tiêm kích F-16 bắn pháo sáng gần nơi ông Trump vận động tranh cử

0

Máy bay chiến đấu F-16 đã được triển khai để chặn một phi cơ bay vào không phận hạn chế, nơi Tổng thống Trump vận động tranh cử ở Bullhead, bang Arizona vào hôm 28/10.

Link nội dung: https://phano.net.vn/bat-ngo-thang-10-cua-ong-trump-dau-roi-a7667.html