1. Những địa danh nào được gọi là "tứ đại đỉnh đèo" của Việt Nam? Ô Quy Hồ, Pha Đin, Khau Phạ, Mã Pì Lèng Mã Pì Lèng, Pha Đin, Bắc Sum, Khau Phạ Ô Quy Hồ, Hải Vân, Mã Pì Lèng, Pha ĐinMiền núi phía bắc luôn là điểm đến thu hút du khách thích khám phá. Mã Pì Lèng (Hà Giang), Ô Quy Hồ (nối liền Lào Cai và Lai Châu), Khau Phạ (Yên Bái) và Pha Đin (nối liền Sơn La và Điện Biên) với những khúc cua hiểm trở, khung cảnh rừng núi tuyệt đẹp được mệnh danh là tứ đại đỉnh đèo của Việt Nam. Ảnh: Nguyenn.anhtuan. |
2. Đèo nào dài nhất Việt Nam? Ô Quy Hồ Cù Mông Hải VânDài gần 50 km, Ô Quy Hồ giữ danh hiệu cung đường đèo dài nhất Việt Nam. Đèo nằm trên tuyến quốc lộ 4D cắt ngang dãy Hoàng Liên Sơn, nối liền tỉnh Lào Cai và Lai Châu với đỉnh cao 2.073 m so với mực nước biển. Tên gọi Ô Quy Hồ xuất phát từ tiếng kêu da diết của một loài chim, gắn với huyền thoại về câu chuyện tình yêu không thành của đôi trai gái. Ảnh: Roxanne.tu. |
3. Đèo Mã Pì Lèng dài bao nhiêu km? 10 km 20 km 50 kmMã Pì Lèng là cung đường chạy dài 20 km, uốn quanh đỉnh núi Mã Pì Lèng cao 2.000 m, nối liền thị xã Mèo Vạc với Đồng Văn. Mã Pì Lèng được mệnh danh là vua của những cung đường hiểm trở nhất Việt Nam. Nơi đây trở thành địa điểm yêu thích của người đam mê nhiếp ảnh. Ảnh: Haipham135. |
4. Dòng sông nào chảy uốn quanh đèo Mã Pì Lèng? Sông Nho Quế Sông Đà Sông HồngTheo Atlas địa lý Việt Nam, chảy uốn quanh đèo Mã Pì Lèng là dòng sông Nho Quế (một phụ lưu của sông Gâm) với những đường cong uốn lượn ôm sát hai bên vách núi. Sông Nho Quế cùng đèo Mã Pì Lèng tạo thành bức tranh thủy mặc tuyệt đẹp của tỉnh Hà Giang. Nằm trên dòng sông này là hẻm vực Tu Sản có chiều cao vách đá từ 700-800 m, độ sâu gần 1 km. Nơi đây được xem là hẻm vực sâu nhất Đông Nam Á. Ảnh: Thudollyyy. |
5. Đèo Khau Phạ thuộc địa phận tỉnh nào? Lào Cai Hà Giang Yên BáiĐèo Khau Phạ nằm ở khu vực giáp giới giữa huyện Văn Chấn và huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái. Cung đường dài trên 30 km đi qua nhiều địa danh nổi tiếng như La Pán Tẩn, Mù Cang Chải, Tú Lệ, Chế Cu Nha, Nậm Có... Đèo vượt qua đỉnh núi Khau Phạ, nơi cao nhất Mù Cang Chải. Tên gọi của đỉnh núi này trong ngôn ngữ của dân tộc Thái nghĩa là “Sừng Trời” do các chóp núi thường nhô lên giữa biển mây như chiếc sừng. Ảnh: Kenzo_tran. |
6. Ngọn đèo nào được xem là nơi tiếp giáp giữa trời và đất? Đèo Ngang Đèo Pha Đin Đèo CảĐèo Pha Đin có độ dài 32 km, nằm giữa hai tỉnh Sơn La và Điện Biên. Trong tiếng Thái, Pha Đin có nghĩa là “trời và đất”, ý nói nơi đây là chỗ tiếp giáp giữa trời và đất. Ảnh: Hueandsuntravel. |
Link nội dung: https://phano.net.vn/tu-dai-dinh-deo-hung-vi-bac-nhat-viet-nam-a6411.html