Giá cà phê hôm nay 16/10: Tiến sát mốc 32.000 đồng/kg | ||
Giá cà phê hôm nay 15/10: Bất ngờ tăng mạnh |
Kết thúc phiên giao dịch cuối tuần, giá cà phê Robusta tại London tiếp tục tăng thêm 9 USD/tấn (0,71%) giao tháng 11/2020 giao dịch ở mức 1.273 USD/tấn, giao tháng 3/2021 tăng 11 USD ở mức 1.306. Trong khi đó, tại sàn New York ở Mỹ giá cà phê Arabica giao tháng 12/2020 giảm nhẹ 2,25 cent/lb (2,05%) ở mức 107,25 cent/lb, giao tháng 3/2021 giảm 2,1 cent/lb (1,87%) xuống mức 110 cent/lb.
Còn ở thị trường trong nước sáng nay, giá cà phê nhân xô tại khu vực trong điểm Tây Nguyên tăng từ 200 - 300 đồng/kg so với chốt phiên giao dịch ngày hôm qua, hiện đang dao động trong khoảng 31.600 - 32.100 đồng/kg.
Giá cà phê hôm nay 19/10: Xu hướng tăng nhẹ |
Cụ thể, tại Đắk Lắk (bao gồm Cư M'gar, Ea H'leo, Buôn Hồ, Ea H'leo) tăng từ 200-300 đồng/kg, Hiện đang được thu mua trong khoảng giá từ 32.000 – 32.100 đồng/kg. Tính đến thời điểm hiện tại đây được ghi nhận là địa phương có giá tốt nhất khu vực Tây Nguyên.
Còn tại Lâm Đồng (Di Linh, Bảo Lộc, Lâm Hà) cũng có mức giảm tương tự, hiện đang được giao dịch ở mức 31.300-31.400 đồng/kg. Đây là địa phương có giá cà phê tăng nhẹ nhất khu vực trong phiên sáng nay.
Tại Gia Lai (Chư Prông, Pleiku, và Ia Grai) hiện đang được giao dịch ở mức giá 31.600-31.700 đồng/kg, không có biến động nhiều so với hôm qua.
Trong phiên sáng nay tại Đắk Nông (Đắk R'lấp, Gia Nghĩa) đang được thu mua trong khoảng giá từ 31.900 đồng/kg.
Tại Kon Tum (Đắk Hà) cũng đang ở mức 31.700 đồng/kg giữ nguyên trong phiên sáng nay sau khi đã tăng nhẹ so với chốt phiên giao dịch trước đó.
Một bộ phận nông dân trồng cà phê từ các quận Nyeri và Kirinyaga tại Kenya đã quyết định thành lập nhà máy của riêng họ để tăng thu nhập từ việc trồng trọt và sản xuất cà phê, theo trang AllAfrica.
Phát biểu trong cuộc họp tại một trang trại ở Mathira, ông Patrick Muchiri, chủ tịch nhà máy cho rằng, nếu theo hệ thống này, họ sẽ sản xuất ra những loại cà phê có chất lượng cao và ngon nhất thế giới.
Những người nông dân đang có kế hoạch thiết lập một ngành tiểu thủ công nghiệp cho thành phẩm của họ. Nguyên nhân là trong một thời gian dài, họ đã bị các nhà máy xay xát và doanh nghiệp tiếp thị lợi dụng để ăn chặn một khoản lợi nhuận.
Ông Wahome Mwangi, một lãnh đạo địa phương ở Nyeri, kêu gọi nông dân nâng cao giá trị gia tăng để có thể kiếm được nhiều tiền hơn từ sản phẩm của mình.
Ông Mwangi cho biết: “Với tư cách là những nhà lãnh đạo, chúng tôi ủng hộ nỗ lực của nông dân để giải phóng mình khỏi ách đói nghèo và cách duy nhất họ có thể làm là thông qua các ngành tiểu thủ công nghiệp để đảm bảo tự kiểm soát được sản phẩm của mình”.
Link nội dung: https://phano.net.vn/gia-ca-phe-hom-nay-19-10-xu-huong-tang-nhe-a5818.html