Dự và chỉ đạo Hội thảo có Đại tá Vũ Hồ Tùng, Phó Hiệu trưởng Nhà trường; cùng tham dự có Đại tá Trần Xuân Thanh, Phó Hiệu trưởng Nhà trường; Đại tá Hoàng Văn Chức, Phó Chính ủy Nhà trường; đại biểu các Nhà hát, Đoàn Văn công trong và ngoài Quân đội; đại biểu Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật Việt Bắc; lãnh đạo, chỉ huy các phòng, khoa, ban và cán bộ, giảng viên, giảng viên cộng tác của Khoa Thanh nhạc.
Toàn cảnh Hội thảo
Hội thảo là dịp trao đổi kinh nghiệm đào tạo, nghiên cứu khoa học giữa cán bộ, giảng viên Khoa Thanh nhạc của Nhà trường với các chuyên gia, giảng viên cộng tác và các đại biểu từ cơ quan, đơn vị nghệ thuật trong và ngoài Quân đội. Đồng thời, nghiên cứu, thảo luận về đổi mới phương pháp dạy học, cập nhật nội dung chương trình đào tạo, xây dựng giáo trình tài liệu phù hợp với nhu cầu của người dạy - người học; đáp ứng xu hướng phát triển của đào tạo thanh nhạc trong tình hình mới, nhất là trong thời kỳ chuyển đổi số, cách mạng 4.0.
Thiếu tá, ThS. Đỗ Thị Phương Mai, Chủ nhiệm Khoa Thanh nhạc, chủ trì Hội thảo đã trình bày báo cáo Đề dẫn hội thảo, nêu nội dung, mục đích của hội thảo.
Thiếu tá, ThS Đỗ Thị Phương Mai, Chủ nhiệm Khoa Thanh nhạc Trường đại học VHNT Quân đội phát biểu Đề dẫn Hội thảo
Tại Hội thảo, bên cạnh ý kiến phát biểu của đại diện Đảng ủy, Ban Giám hiệu Trường Đại học VHNT Quân đội, các chuyên gia, nhà khoa học trong và ngoài Trường đại học VHNT Quân đội, cùng tập thể cán bộ, giảng viên trong Khoa Thanh nhạc đã tập trung dành thời gian thảo luận, đưa ra nhiều ý kiến tâm huyết xoay quanh 05 vấn đề chính mà Khoa Thanh nhạc và Trường Đại học VHNT Quân đội đang quan tâm trong công tác đào tạo Thanh nhạc trong thời gian tới. Đó là: Nâng cao chất lượng đào tạo Thanh nhạc trong thời kỳ chuyển đổi số hiện nay; Một số vấn đề trong việc sử dụng nguồn diễn viên trẻ công tác tại các Nhà hát, Đoàn Văn công trong Quân đội; Nâng cao chất lượng đào tạo, biểu diễn Thanh nhạc; Vai trò của âm nhạc truyền thống trong đào tạo Thanh nhạc; Vai trò, trách nhiệm của giảng viên, nghệ sĩ Quân đội trong môi trường đào tạo và tiếp cận công chúng; Hợp tác quốc tế của giảng viên, nghệ sĩ Quân đội trong môi trường đào tạo và tiếp cận công chúng.
Đại tá Vũ Hồ Tùng - Phó Hiệu trưởng Nhà trường phát biểu tại Hội thảo
Các báo cáo tham luận đều có hàm lượng khoa học cao, tính mới, sáng tạo, thể hiện sự tâm huyết của các tác giả. Nhiều tham luận có ý nghĩa thiết thực góp phần nâng cao chất lượng đào tạo thanh nhạc tại Trường Đại học VHNT Quân đội hiện nay như: “Vai trò của âm nhạc truyền thống trong bối cảnh đào tạo thanh nhạc hiện nay” (TS, NSND Nguyễn Thị Bích Ngoan, Nguyên Giám đốc Nhà hát Chèo Việt Nam); “Nâng cao chất lượng đào tạo, biểu diễn phong cách nhạc nhẹ trong giai đoạn hiện nay”(NSƯT, ThS Hà Thủy, Nguyên Chủ nhiệm Khoa Thanh nhạc, Trường Đại học Văn hóa Nghệ thuật Quân đội); "Phát huy vai trò, trách nhiệm của giảng viên thanh nhạc đối với công tác đào tạo chiến sĩ, nghệ sĩ và biểu diễn phục vụ Quân đội, nhân dân trong thời kỳ mới” (Thượng tá, ThS Hồ Thị Hoàng Hà, Phó Chủ nhiệm Khoa Thanh nhạc); “Ứng dụng chuyển đổi số trong dạy học thanh nhạc” (Đại tá, ThS Nguyễn Mai Kiên, Trưởng phòng Đào tạo); “Tăng cường hợp tác quốc tế trong đào tạo thanh nhạc” (Thiếu tá, ThS Dương Đại Lâm, Phòng Đào tạo), "Một số vấn đề trong việc sử dụng nguồn diễn viên trẻ công tác tại Đoàn Văn công Quân chủng PKKQ" (Thượng tá, NSƯT Phạm Anh Thông, Đoàn trưởng Đoàn Văn công Quân chủng PKKQ), "Tầm quan trọng và mối liên hệ giữa Thanh nhạc với Piano trong đào tạo, biểu diễn" (Thượng tá, TS Vũ Tú Cầu, Chủ nhiệm Khoa Kiến thức nghệ thuật cơ bản)...
Thiếu tá, ThS Dương Đại Lâm, Phòng Đào tạo phát biểu tại Hội thảo
Với tinh thần khoa học nghiêm túc, Hội thảo đã thành công tốt đẹp, đã tìm được nhiều giải pháp thiết thực, mở ra các hướng tiếp cận về lý luận và thực tiễn nhằm nâng cao chất lượng công tác đào tạo thanh nhạc tại Trường Đại học VHNT Quân đội trong giai đoạn hiện nay./.
Khoa Thanh nhạc - Trường đại học VHNT Quân đội có 16 cán bộ, giảng viên, chia thành 3 Tổ bộ môn: Nhạc nhẹ, Dân gian, Cổ điển - Thính phòng, gồm: Những nghệ sĩ có chuyên môn vững vàng, giàu kinh nghiệm biểu diễn thực tế và trưởng thành từ các đơn vị nghệ thuật chuyên nghiệp như: NSƯT Hà Phạm Thăng Long, NSƯT Hồng Hạnh, NSƯT Thúy Nội, NSƯT Hương Giang; Những nghệ sĩ đạt giải Sao Mai: Ca sĩ Lê Xuân Hảo, Ca sĩ Lương Nguyệt Anh, Ca sĩ Ngô Đức, Ca sĩ Tố Hoa; Những nghệ sĩ xuất sắc từng đạt nhiều huy chương Vàng, Bạc tại các cuộc thi chuyên nghiệp: Hoàng Hà, Huy Hoàng, Nhật Huyền, Huyền Trâm, Quỳnh Nga, Ánh Phượng; Đặc biệt còn có những cán bộ, giảng viên là nghệ sĩ đạt nhiều giải thưởng Quốc gia và Quốc tế về âm nhạc như: Trịnh Văn Phương, Đỗ Thị Phương Mai... Không chỉ hội tụ những ngôi sao nghệ thuật, Khoa Thanh nhạc - Trường đại học VHNT Quân đội còn hoạt động xuất sắc trên cả 03 phương diện: "Giáo dục đào tạo - Nghiên cứu khoa học - Thực hành biểu diễn”, ngày càng khẳng định là một trong những cái nôi góp sức đào tạo ra những tài năng nghệ thuật nước nhà. |
MỘT SỐ HÌNH ẢNH TẠI HỘI THẢO:
Quyết Tuấn- Trường Giang
Link nội dung: https://phano.net.vn/khoa-thanh-nhac-truong-dai-hoc-van-hoa-nghe-thuat-quan-doi-khong-ngung-doi-moi-de-phat-trien-a12896.html