Mê Linh: Tìm đầu ra cho sản phẩm OCOP, Nông sản thực phẩm an toàn trong bối cảnh dịch bệnh

Huyện Mê Linh nằm ở cửa ngõ phía Bắc của Thành phố Hà Nội, là quê hương Hai Bà Trưng anh hùng; Mặc dù là Huyện đang có tốc độ đô thị hóa nhanh, giá trị sản xuất ngành nông nghiệp hiện chỉ chiếm 6-8% tổng giá trị sản xuất của huyện. Đến nay, huyện Mê Linh vẫn là nổi tiếng một trong những vùng chuyên canh rau, hoa trọng điểm của Thành phố Hà Nội.

Tổng diện tích gieo trồng rau khoảng 3500ha/năm, cung cấp cho thị trường khoảng từ 105 – 150 nghìn tấn; Tổng diện tích hoa khoảng 1500 – 1700ha/năm, cung cấp cho thị trường hàng trăm triệu bông hoa các loại) đã tạo ra một số thương hiệu mà khi nhắc tới là thường gắn ngay với chữ Mê Linh như hoa Hồng, hoa Cúc, hoa Ly, củ cải Tráng Việt, Rau gia vị (hành lá) Tiến Thắng. Một số sản phẩm chủ lực của huyện đã tham gia dự thi sản phẩm OCOP năm 2019 – 2020 và đã có 35 sản phẩm đạt từ 3-4 sao (trong đó có 7 sản phẩm đạt 4 sao như Củ cải Tráng Việt, Bưởi đỏ Đông Cao, Hoa hồng, Cúc, Đồng tiền).
product3283-1630324866.jpg

Củ cải trắng - Đông Cao (Tráng Việt) đạt tiêu chuẩn OCOP 4 sao

Ngoài sự hỗ trợ của Thành phố, huyện để giúp Nông dân  trong quá trình sản xuất, kết nối tiêu thụ hàng hóa nông sản phẩm thì Người dân Mê Linh cần cù, chịu khó và có rất nhiều sáng tạo trong sản xuất để tạo ra những sản phẩm đẹp, chất lượng đồng thời cũng rất năng động trong việc tìm kiếm, liên kết để mở rộng thị trường nên cơ bản sản phẩm làm ra cũng được tiêu thụ.

Song trong thực tiễn cho thấy hiện nay tỷ lệ sản lượng đã ký kết hợp đồng tiêu thụ sản phẩm hiện mới chỉ chiếm tỷ lệ khoảng 10%; Tỷ lệ còn lại tiêu thụ thị trường tự do chiếm tỷ lệ 90% (chủ yếu qua bán buôn cho các thương lái, chợ đầu mối,...) đây là mối liên kết không bền vững, dẫn tới nhiều lần các cấp chính quyền phải vào cuộc để hỗ trợ tiêu thụ nông sản phẩm cho người dân huyện Mê Linh, nhất là do ảnh hưởng của Đại dịch Covid-19.

 
 
thi-la-1630325171.png  
  Rau gia vị Tiến Thắng

Vì vậy, về phía Phòng Kinh tế huyện và các chủ thể rất cần có sự liên kết từ sản xuất – tới tiêu thụ chặt chẽ hơn nữa giữa người nông dân thông qua các HTX với các doanh nghiệp, thương nhân kinh doanh hàng hóa nông sản phẩm, cũng như đẩy mạnh việc tiếp cận tới các kênh bán hàng, kết nối thương mại điện tử tại Diễn đàn trực tuyến Hà Nội năm 2021 - Kết nối tiêu thụ sản phẩm OCOP và Nông sản, thực phẩm an toàn.

Theo ông Nguyễn Văn Chí, Phó Chánh Văn phòng Thường trực Văn phòng Điều phối Nông thôn mới Hà Nội, trong năm 2021, Văn phòng Điều phối Nông thôn mới Hà Nội đã chủ động triển khai việc chuyển số trong khâu kết nối tiêu thụ sản phẩm OCOP, đặc sản vùng miền và nông sản an toàn bằng hình thức xã hội hóa toàn phần. Mở đầu là việc tổ chức sự kiện “Ngày hội Livestream đặc sản OCOP Hà Nội” diễn ra vào ngày 06/6/2021; Sự kiện “Diễn đàn trực tuyến Hà Nội năm 2021 kết nối cung cầu sản phẩm OCOP và nông sản, thực phẩm an toàn” diễn ra vào ngày 01/9/2021.

"Từ thành công của hai sự kiện trên, để hỗ trợ các chủ thể OCOP và nông sản thực phẩm an toàn, đặc sản vùng miền được kết nối tiêu thụ với các hệ thống phân phối và người tiêu dùng Thủ đô trong bối cảnh dịch bệnh đang diễn biến phức tạp và thực hiện đề án chuyển đổi số của Chính phủ và UBND thành phố Hà Nội, Văn phòng Điều phối Chương trình Xây dựng Nông thôn mới Hà Nội phối hợp với Viện Nghiên cứu Chuyển đổi số ASEAN (ASEAN Academy), Chuyên trang Tạp chí điện tử Hội nhập Văn hoá và Phát triển; Trung tâm hỗ trợ nghiên cứu & phát triển cộng đồng (TOTA R&D) tổ chức các chương trình chuyển đổi số trong lĩnh vực nông nghiệp cho các chủ thể", ông Nguyễn Văn Chí nhấn mạnh.

1cd5ecd234b6c2e89ba7-1630320598.jpg

“Diễn đàn trực tuyến Hà Nội năm 2021 kết nối cung cầu sản phẩm OCOP và nông sản, thực phẩm an toàn” là cơ hội giúp các đơn vị tiêu thụ và tiếp cận thị trường kịp thời đáp ứng nhu cầu hàng hóa tiêu dùng của người dân Thủ đô.

Cũng theo Phó Chánh Văn phòng Thường trực Văn phòng Điều phối Nông thôn mới Hà Nội, việc Văn phòng Điều phối Chương trình Xây dựng Nông thôn mới Hà Nội phối hợp cùng một số cơ quan tổ chức thành công những sự kiện trên không chỉ hỗ trợ tháo gỡ khó khăn trước mắt cho các chủ thể bị ảnh hưởng bởi đại dịch, mà đây còn là những hoạt động có ý nghĩa thiết thực nêu trên nhằm thực hiện Chỉ thị số 22/CT-UBND ngày 20/9/2021 của UBND TP Hà Nội về việc điều chỉnh các biện pháp phòng, chống dịch bệnh Covid-19 trên địa bàn Thành phố trong tình hình mới; Công văn số 4906/BNN-VP ngày 04/8/2021, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về kế hoạch sản xuất, tiêu thụ nông sản trong điều kiện dịch Covid-19; Chỉ thị số 03-CT/TW ngày 19/5/2021 của Ban Bí thư ban hành về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam" trong tình hình mới và góp phần thực hiện chiến lược thương mại điện tử giai đoạn 2021- 2025 của Chính phủ và là hành động thiết thực trong bối cảnh giãn cách xã hội phòng chống dịch bệnh Covid để giúp các chủ thể OCOP, nông sản thực phẩm an toàn đến thời vụ thu hoạch cần tiêu thụ có cơ hội tiếp cận tìm đầu ra tiêu thụ sản phẩm. 

---

CHUYÊN TRANG VỚI SỰ HỖ TRỢ CỦA VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI HÀ NỘI

Quỳnh Anh

Link nội dung: https://phano.net.vn/me-linh-tim-dau-ra-cho-san-pham-ocop-nong-san-thuc-pham-an-toan-trong-boi-canh-dich-benh-a12698.html