Anh Nguyễn Văn Dương - Chủ Vườn lan Dương Thảo
Từ người thợ mộc nghèo đến tỷ phú hoa lan
Anh Nguyễn Văn Dương tốt nghiệp Đại học Mỏ - Địa chất năm 1989 rồi trở về quê phát triển nghề mộc gia truyền của gia đình suốt 25 năm. Nghề mộc vất vả nay đây mai đó phải bám theo công trình ở khắc các vùng miền. Năm 2015, khi nhận làm một công trình ở Hòa Bình, anh được chiêm ngưỡng nhiều loại lan rừng đẹp khiến anh đam mê lan lúc nào không hay. Ban đầu anh nuôi trồng các loại phong lan phổ thông như Hạc vỹ, Tam bảo sắc, Quế lan hương...
“Đầu năm 2017, tôi dành một khoản tiền để mua một kie năm cánh trắng Hiển Oanh (HO). Khi mua về cả gia đình bạn bè mắng trách là "ngộ lan", "dở hơi"...Sau một năm, từ Kie lan HO ban đầu đã cho lợi nhuận trên 60 triệu tiền Kie giống; năm 2019 bán tiếp được 1,5 tỷ đồng tiền Kie giống và đến năm 2020 thì bán được trên 3 tỷ đồng tiền Kie giống HO, chưa kể các loại lan VAR khác”, anh Dương chia sẻ.
Anh Dương chia sẻ thêm, nếu không kinh qua những trải nghiệm trong nghề thì rất khó ai tin được sự thay đổi của gia đình anh nhờ cây lan trong 5 năm qua. Nửa đời người gắn với nghề gia truyền của ông cha, miệt mài lao động mà vẫn nghèo khó, vậy mà chỉ có mấy năm, gia đình anh đã có bao nhiêu thay đổi cả về vật chất lẫn tinh thần.
Khu vườn của ông Nguyễn Văn Dương được đầu tư hiện đại
Tiềm năng ngành mới và cơ hội làm giàu
Anh Nguyễn Văn Dương cho rằng, Việt Nam là một nước nông nghiệp, đa dạng sinh học có rất nhiều lợi thế để phát triển những loại hoa bản địa quý hiếm, nhất là các loại hoa phong lan quý hiếm. Đô thị hóa phát triển rất nhanh, cùng với việc thu hút đông các nhà đầu tư và du lịch quốc tế, thì nhu cầu về hoa tươi, cuộc sống xanh và phát triển bền vững là những tiền đề để phát triển ngành hoa lan nói riêng, hoa cây cảnh nói chung thành một ngành công nghiệp không khói.
Anh Dương cho biết thêm, cách đây hơn 20 năm Chính phủ đã ban hành Đề án phát triển Rau, Hoa quả trong cơ cấu ngành nông nghiệp; Ngày 08/06/2004, Thủ tướng Chính phủ đã có văn bản số 116/TB - VPCP về phát triển Sinh Vật Cảnh trở thành một ngành kinh tế sinh thái giá trị cao; Năm 2018, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 52 và Nghị định số 57 về một số chính sách phát triển các ngành nghề nông thôn, trong đó có hoa cây cảnh. Trên cơ sở đó, nhiều địa phương đã ban hành nhiều văn bản hướng dẫn một số chính sách hỗ trợ về thuế, đất đai, tín dụng để phát triển hoa lan với tư cách là mặt hàng chủ lực của địa phương.
Vườn lan Dương Thảo là một địa chỉ gặp gỡ giao lưu của nhiều người yêu hoa lan
"Đến nay nước ta, theo thống kê của ngành nông nghiệp thì tỷ trọng xuất khẩu nhóm ngành Rau, Hoa quả, Cây cảnh ngày càng tăng. Trong khi nhu cầu tiêu thụ hoa nội địa cũng rất lớn. Bình quân mỗi người dân hàng năm chi cho nhu cầu hoa trang trí hơn 2 USD một người, nếu nhân với 100 triệu dân là 200 triệu USD. Đây là một con số không hề nhỏ. Nếu chúng ta, đạt đến ngưỡng chi tiêu cho nhu cầu hoa trang trí trong khu vực và trên thế giới là 10 - 15 USD/người thì đây là một thị trường còn rất nhiều tiềm năng. Đặc biệt, chúng ta cần nhìn nhận sâu xa hơn, đây là một ngành nghề nội địa, nguyên liệu bàn đầu bản địa, nhân công, vật tư, giá thể phục vụ nuôi trồng trong nước nên khi ngành lan phát triển sẽ kéo theo một loạt các ngành khác phát triển theo. Đây chính là cái gốc của sự phát triển bền vững...", anh Nguyễn Văn Dương phân tích.
Hoa lan không chỉ có gái trị tinh thần mà còn có giá trị vật chất rất lớn
Theo anh Dương muốn phát triển hoa lan trở thành một ngành kinh tế sinh thái giá trị cao phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong nước, hướng tới xuất khẩu thì cần một sự đầu tư bài bản đồng bộ của các ngành các cấp. Trong đó, cần tăng cường liên kết “5 Nhà”: Nhà nước - Nhà khoa học – Nhà doanh nghiệp – Nhà sản xuất – Nhà truyền thông hướng đến mục tiêu nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững.
Thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ ông Nguyễn Văn Dương (Vườn lan Dương Thảo) Facebook: https://www.facebook.com/vuonlanduongthao
Link nội dung: https://phano.net.vn/nguyen-van-duong-nguoi-doi-doi-tu-tho-moc-ngheo-thanh-ty-phu-hoa-lan-o-ha-noi-a12612.html