Từ 15/11, hút thuốc lá tại địa điểm quy định cấm bị phạt tới 500.000 đồng

Theo quy định của Nghị định 117, từ ngày 15/11, mức phạt tiền với hành vi hút thuốc tại nơi bị cấm sẽ tăng lên từ 200.000-500.000 đồng thay vì mức 100.000-300.000 đồng như hiện nay.

Chiều 9/11 tại Hà Nội, Bộ Y tế tổ chức Hội nghị triển khai Nghị định 117 xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế và các quy định xử phạt vi phạm hành chính về phòng, chống tác hại của thuốc lá, với sự tham dự của đại diện một số bộ, ngành có liên quan đến lĩnh vực y tế; Sở Y tế, Trung tâm kiểm soát bệnh tật các tỉnh khu vực phía Bắc; đại diện một số hiệp hội và các tổ chức, chuyên gia có liên quan.

Công tác thanh, kiểm tra và xử lý vi phạm hết sức quan trọng để bảo đảm sự tuân thủ pháp luật

Phát biểu tại hội nghị, PGS.TS Nguyễn Trường Sơn- Thứ trưởng Bộ Y tế nêu rõ, trong công tác quản lý nhà nước của ngành y tế, bên cạnh công tác xây dựng, phổ biến, tuyên truyền và tổ chức thực hiện pháp luật về y tế, công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm pháp luật là hết sức quan trọng để bảo đảm sự tuân thủ pháp luật và hiệu quả của hoạt động quản lý nhà nước của ngành y tế.

0912-anh-son
PGS.TS Nguyễn Trường Sơn- Thứ trưởng Bộ Y tế nêu rõ công tác thanh, kiểm tra và xử lý vi phạm hết sức quan trọng để bảo đảm sự tuân thủ pháp luật và hiệu quả của hoạt động quản lý nhà nước của ngành y tế

Qua 5 năm triển khai thực hiện, Nghị định số 176/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế đã được thực thi nghiêm túc, là công cụ pháp lý góp phần nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước của ngành y tế.

Tuy nhiên, theo Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn bên cạnh những kết quả đã đạt được, Nghị định 176/2013/NĐ-CP cũng bộc lộ những khó khăn, vướng mắc như: vẫn còn một số quy định chưa bảo đảm tính khả thi, khó xác định hành vi vi phạm, mức phạt thấp, không bảo đảm tính răn đe, thẩm quyền xử phạt chưa được phân định cụ thể...

Để khắc phục những hạn chế, bất cập và nâng cao hiệu quả của công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm pháp luật, Bộ Y tế đã trình Chính phủ ban hành Nghị định số 117/2020/NĐ-CP ngày 28/9/2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế thay thế Nghị định số 176. Nghị định số 117/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế sẽ có hiệu lực thi hành từ ngày 15/11/2020.

Thứ trưởng Bộ Y tế cho biết, bên cạnh triển khai thi hành các quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế tại Nghị định số 117/2020/NĐ-CP, lĩnh vực phòng, chống tác hại của thuốc lá là lĩnh vực còn có nhiều hành vi vi phạm, công tác kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm còn có khó khăn, vì vậy Bộ Y tế cũng dành thời gian để phổ biến cụ thể, kỹ hơn một số quy định xử phạt vi phạm hành chính về phòng, chống tác hại của thuốc lá.

Tăng mức phạt đối với vi phạm trong lĩnh vực y tế để bảo đảm tính răn đe

Theo đại diện Vụ Pháp chế, Bộ Y tế, Nghị định mới số 117/2020/NĐ-CP có một số điểm mới như rà soát lại các hành vi vi phạm để phù hợp với các văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực y tế đã được ban hành mới trong thời gian qua. Trong đó có tăng mức phạt đối với một số hành vi vi phạm để bảo đảm tính răn đe (đặc biệt là các quy định liên quan đến phòng, chống dịch bệnh Covid-19, khám bệnh, chữa bệnh, bảo hiểm y tế…)

Nghị định 117 cũng bổ sung một số hành vi vi phạm mới trong các lĩnh vực như: hành vi vi phạm hành chính về phòng, chống tác hại của rượu, bia, dược, trang thiết bị y tế…; bổ sung thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của một số chức danh như lực lượng Công an, cơ quan bảo hiểm xã hội.

Nghị định phân định rõ thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của các chức danh có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế để tránh tình trạng các cơ quan không có chuyên môn về y tế có thể thanh tra, kiểm tra và xử phạt đối với các cơ sở y tế có hoạt động chuyên môn.

Nghị định đã liệt kê cụ thể các chức danh có thẩm quyền xử phạt đối với từng hành vi cụ thể. Nghị định quy định các cơ quan, người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính được sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ để phát hiện vi phạm hành chính về địa điểm cấm hút thuốc lá; phòng, chống tác hại của rượu, bia...

Theo thông tin tại hội nghị cho hay, Bộ Y tế ban hành kế hoạch triển khai thực hiện Nghị định 117 và đã chuyển đến các Sở Y tế; đồng thời Bộ Y tế sẽ tổ chức các hội thảo, tập huấn để giới thiệu các nội dung chính của Nghị định 117 đến đông đảo các đơn vị, tổ chức liên quan...

Bán, cung cấp thuốc lá cho người chưa đủ 18 tuổi sẽ bị phạt bao nhiêu?

Đại diện Vụ Pháp chế , Bộ Y tế cho biết liên quan đến vấn đề xử phạt vi phạm thuốc lá hiện nay đang có trong rất nhiều quy định của nhiều văn bản khác nhau, nhiều Luật khác nhau.

Đối với Nghị định 117, nội dung các xử phạt vi phạm hành chính liên quan đến thuốc lá quy định từ Điều 25- Điều 29.

Tại Điều 25 quy định về xử phạt vi phạm về địa điểm cấm hút thuốc lá, nếu như trước đây chỉ xử phạt từ 100-200 nghìn đồng thì hiện nay tăng lên từ 200-500 nghìn đồng.

Cũng tại điều này quy định, tại địa điểm cấm hút thuốc nếu như không có biển “cấm hút thuốc lá”, cơ quan chức năng nếu phát hiện sẽ xử phạt từ 3 triệu - 5 triệu đồng.

0953-chi-trang
Hành vi hút thuốc lá tại địa điểm quy định cấm bị phạt tới 500.000 đồng

Đáng chú ý, tại Điều 26 Nghị định này quy định về mức phạt tiền đối với hành vi bán, cung cấp thuốc lá cho người chưa đủ 18 tuổi như sau:

Phạt tiền từ 1 triệu đồng đến 3 triệu đồng đối với hành vi không có biển thông báo không bán thuốc lá cho người chưa đủ 18 tuổi tại điểm bán của đại lý bán buôn, đại lý bán lẻ thuốc lá.

Phạt tiền từ 3 triệu đồng đến 5 triệu đồng đối với một trong các hành bán, cung cấp thuốc lá cho người chưa đủ 18 tuổi.

Trường hợp bán thuốc lá không ghi nhãn, không in cảnh báo sức khỏe trên bao bì thuốc lá là thuốc lá nhập lậu, thuốc lá giả thì thực hiện xử phạt theo quy định của pháp luật về hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng mà không bị xử phạt theo lĩnh vực y tế...

Một trong những điểm đáng chú ý tiếp theo của Nghị định 117/2020 là đưa mức phạt đối với các hành vi vi phạm về công tác phòng chống tác hại của thuốc lá cho người dưới 18 tuổi.

Cụ thể, Nghị định 117 đã bổ sung thêm quy định về việc vận động, ép buộc người khác sử dụng thuốc lá và sử dụng người chưa đủ 18 tuổi mua thuốc lá.

Theo đó, tại Điều 29 quy định: phạt tiền từ 500 nghìn đồng đến 1 triệu đồng đối với các hành vi sau: Vận động, ép buộc người khác sử dụng thuốc lá; Sử dụng người chưa đủ 18 tuổi mua thuốc lá

Cũng theo đại diện Vụ Pháp chế, lâu nay đã có những ý kiến cho rằng chúng ta chưa chú trọng đến công tác kiểm tra và xử phat vi phạm quy định về phòng chống tác hại thuốc lá, nhưng với những quy định của Nghị định 117 về tăng thẩm quyền, tăng hình thức xử phạt nguội đối với vi phạm về thuốc lá, hy vọng cơ quan chức năng liên quan tăng cường xử phạt

Tin mới hơn

Kinh doanh trách nhiệm, tiêu dùng bền vững trong thời kỳ bình thường mới Kinh doanh trách nhiệm, tiêu dùng bền vững trong thời kỳ bình thường mới Bình Dương: Phát hiện tụ điểm tàng trữ hơn 10.000 bao thuốc lá nhập lậu Bình Dương: Phát hiện tụ điểm tàng trữ hơn 10.000 bao thuốc lá nhập lậu Công điện của Thủ tướng tập trung ứng phó với bão số 13 Công điện của Thủ tướng tập trung ứng phó với bão số 13 Lực lượng quản lý thị trường Thái Bình: Không ngừng nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường Lực lượng quản lý thị trường Thái Bình: Không ngừng nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường

Tin cũ hơn

Đồng Nai: Bắt lô thực phẩm chức năng không niêm yết giá tại hội thảo giới thiệu sản phẩm Hà Nội: Mít tinh hưởng ứng quyền người tiêu dùng Việt Nam Liên tiếp bắt giữ thuốc lá điếu nhập lậu có tem, nhãn thuốc lá Việt Nam Tăng cường các quy định mới, giảm thiểu rủi ro cho doanh nghiệp trong lĩnh vực hải quan Quảng Ninh: Nhiều sản phẩm mỹ phẩm, thời trang nhập lậu bị bắt giữ Nghệ An: Thu giữ 2,7 kg pháo nổ đang vận chuyển đến nơi tiêu thụ
[Xem thêm]

Link nội dung: https://phano.net.vn/tu-15-11-hut-thuoc-la-tai-dia-diem-quy-dinh-cam-bi-phat-toi-500000-dong-a10276.html