Cần bảo đảm bảo hiểm thất nghiệp thực sự là công cụ quản trị thị trường lao động Thanh Hóa: Bảo hiểm thất nghiệp đồng hành cùng người lao động Hàng trăm người lao động Hà Nội xếp hàng chờ giải quyết trợ cấp thất nghiệp |
Theo thống kê của Trung tâm dịch vụ việc làm (DVVL) Hà Nội, tính đến 10/9/2020, Trung tâm DVVL thành phố đã ghi nhận khoảng 63.000 trường hợp người lao động đến làm thủ tục xin hưởng trợ cấp thất nghiệp.
Ông Tạ Văn Thảo - Giám đốc Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội - cho biết, đa phần người lao động sau khi mất việc làm đều rất trông chờ vào chế độ bảo hiểm thất nghiệp, đó là mong muốn của họ cũng như sự đa dạng về nhu cầu. Do đó, số lao động làm thủ tục thất nghiệp trong 8 tháng đầu năm 2020 tăng khoảng 20% so với cùng kỳ năm 2019. Điều này cho thấy hiệu quả của chính sách mới về an sinh xã hội đã có sự thành công, thu hút được sự hưởng ứng của đông đảo người lao động và doanh nghiệp tham gia bảo hiểm thất nghiệp trong 11 năm, số lượng năm sau luôn cao hơn năm trước.
Theo báo cáo của Trung tâm DVVL Hà Nội, trong 5 năm gần đây số lao động tìm đến Trung tâm DVVL để xin hưởng trợ cấp bảo hiểm thất nghiệp tăng trưởng từ 19 - 21%/năm. Đa phần người lao động đến Trung tâm hưởng bảo hiểm thất nghiệp với mục đích tìm việc làm ổn định để đảm bảo cuộc sống, mong muốn được hỗ trợ học nghề để có kỹ năng nghề tốt hơn, đáp ứng được nhu cầu thị trường việc làm, có được vị trí công việc phù hợp, đầy đủ hơn. Theo đó, chính sách bảo hiểm thất nghiệp hiện hành với 4 chế độ đã được quy định gồm: Hưởng trợ cấp thất nghiệp; hỗ trợ, tư vấn giới thiệu việc làm; hỗ trợ học nghề; hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động. Theo quy định, người lao động đến Trung tâm DVVL sẽ được hưởng ba chế độ đầu, còn lao động nhưng bản chất là thông qua doanh nghiệp sẽ được hưởng chế độ thứ tư.
Bảo hiểm thất nghiệp hỗ trợ hiệu quả cho người lao động mất việc |
Thực tế, thị trường lao động Hà Nội đã tương đối hoàn chỉnh và có phần đa dạng so với các thị trường lao động khác trên cả nước. Theo khảo sát quy mô nhỏ của Trung tâm DVVL Hà Nội, hiện nay, các lĩnh vực ứng dụng công nghệ như thương mại điện tử, các lĩnh vực mang tính sử dụng công nghệ số… đang được khá nhiều người lao động quan tâm. Qua thống kê của Trung tâm DVVL Hà Nội, số lượng người lao động thất nghiệp do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nghiêm trọng nhất là trong lĩnh vực du lịch. Ngoài ra, Trung tâm cũng thống kê, khảo sát và đánh giá về ảnh hưởng của lĩnh vực việc làm nhà hàng, khách sạn, lưu trú và qua đó cũng đã có tư vấn, hỗ trợ người lao động chuyển đổi nghề nghiệp, có được công việc ổn định hơn.
Người lao động thất nghiệp là đối tượng bị tổn thương bởi họ không có nguồn thu nhập để trang trải cuộc sống. Đứng trước những khó khăn đó, Trung tâm đã triển khai nhiều hỗ trợ để giúp đỡ họ trong việc hưởng chế độ bảo hiểm thất nghiệp cũng như tìm được công việc mới. Cụ thể, ngay từ khi đại dịch Covid-19 bắt đầu Chính phủ đã nhanh chóng ban hành Nghị quyết 42/NQ-CP về các biện pháp hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch Covid-19, trong đó có những quy định cụ thể đối với người lao động thất nghiệp trong thời gian đại dịch. Theo đó, lao động thất nghiệp được đảm bảo quyền lợi bằng cách gửi hồ sơ hoặc khai báo trực tuyến đến các Trung tâm DVVL. Bên cạnh đó, Trung tâm cũng tích cực thực hiện theo sự chỉ đạo của Cục Việc làm, và Sở Lao động – Thương binh và Xã hội thành phố trong việc nghiên cứu, ứng dụng công nghệ và thông tin tuyên truyền và hướng dẫn cho người lao động thụ hưởng chính sách tốt nhất, đảm bảo quy định của pháp luật về chính sách bảo hiểm thất nghiệp.
Theo ông Tạ Văn Thảo, thời gian tới để công tác thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp ngày càng hiệu quả hơn, Trung tâm DVVL Hà Nội sẽ tăng cường phối hợp với Cục Việc làm – đơn vị tham mưu cho Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đẩy mạnh quan tâm và xây dựng đề án trình Chính phủ về thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp. Trước thực trạng triển khai chính sách bảo hiểm thất nghiệp hiện nay, nhất là trong bối cảnh chúng ta đang ở giai đoạn gần như hậu Covid-19, các cơ quan xây dựng chính sách có những điều chỉnh chính sách phù hợp, đặc biệt là những quy định liên quan trực tiếp đến quyền lợi, trách nhiệm của người lao động.
Đồng thời, Trung tâm DVVL Hà Nội chú trọng thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin vào các khâu trong quy trình giải quyết nhằm giảm tải thời gian và tạo nhiều điều kiện hơn cho người lao động, những người thụ hưởng chính sách. Cùng với đó là sự hỗ trợ của các Bộ, ban, ngành liên quan quan tâm tạo điều kiện cho Trung tâm DVVL Hà Nội và các trung tâm trên cả nước trong việc đào tạo nâng cao kỹ năng trình độ cho cán bộ nhân viên thực hiện bảo hiểm thất nghiệp.
Link nội dung: https://phano.net.vn/bao-hiem-that-nghiep-ho-tro-hieu-qua-cho-nguoi-lao-dong-a10086.html